Đề bài: Nhiều năm qua, khách du lịch và những nhà hảo tâm khi lên tỉnh vùng cao phía Bắc thường cho tiền hoặc mua bánh kẹo, quần áo để làm quà cho trẻ em nơi đây. Nhưng gần đây, ở một địa phương, xuất hiện nhiều tấm biển: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”.
Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh (chị) về nội dung những tấm biển đó.
Bài Làm
1. Mở bài
– Mỗi con người trong cuộc đời được sinh ra và sống trong môi trường khác nhau. Có người may mắn được sống trong gia đình ấm êm hạnh phúc. Lại có người không may mất cha, mất mẹ, hoặc phải sống cuộc sống lang thang.
– Cảm thông với những số phận bất hạnh đó, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
2. Thân bài
a) Giải thích
– Trẻ em lang thang, cơ nhỡ là những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, do cha mẹ bất hòa, gia đình khó khăn hay một lí do nào đó mà không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, sớm phải sống lang thang, tự lập.
b) Bàn luận
(1) Hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ
– Cuộc sống của trẻ em lang thang, cơ nhỡ phần lớn là đói rách, nghèo khổ, không được học hành đến nơi đến chốn, không được bao bọc, chở che trong vòng tay yêu thương của cha mẹ hay người thân. Nhìn chung, đó là những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh bởi là trẻ thơ mà không có tuổi thơ.
– Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đã và đang sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức: luôn bị đói nghèo, bệnh tật đe dọa; bị bóc lột sức lao động; dễ bị kẻ xấu lạm dụng, lợi dụng làm việc phạm pháp; dễ bị tha hóa; cuộc sống không ổn định; tương lai mờ mịt, sống hôm nay mà không biết ngày mai sẽ ra sao…
– Trên khắp cả nước, có nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện chung tay giúp đỡ những trẻ em bất hạnh này:
+ Sư thầy Đàm Thích Lan ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) đón nhận nuôi dưỡng 50 trẻ em bị bỏ rơi, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ nghiện ngập đem con gửi nhà chùa nuôi rồi không trở lại, người già neo đơn. Hàng ngày, sư thầy dạy các trẻ những điều thiện theo giáo lí Phật, cho học văn hóa, dạy các em làm những công việc nhà chùa theo sức của mình.
+ Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định) sẵn sàng tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ bị khuyết tật như bại liệt, thần kinh, bị di chứng chất độc màu da cam không phân biệt lương – giáo. Cô nhi viện đã giúp các em học văn hóa, dạy nghề để hòa nhập cộng đồng. Từ 1993 đến nay đã nhận 201 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Trong số đó, đã có 23 em được nhận làm con nuôi, 8 em đi học đại học, 9 em đang học THPT, 22 em đang học từ mẫu giáo đến THCS, 6 em đã trưởng thành, đi làm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
+ Mái ấm Diệu Giác (phường Bình An, quận 2, tp. Hồ Chí Minh) có 17 bà mẹ ngày đêm túc trực, chăm lo cho 120 đứa con từ 4 ngày tuổi đến 18 tuổi. Các mẹ làm tất bật như một doanh nhân. Chỉ khác ở chỗ, các doanh nhân thì có phúc lợi, lương bổng, còn với những người mẹ hiền làm việc suốt 24 giờ một ngày không lương bổng này thì niềm vui duy nhất là nhìn thấy các con khỏe mạnh, khôn lớn, con nào cũng ngoan ngoãn, lễ phép. Từ mái ấm tình thương này đã có 3 em học Đại học Giao thông vận tải tp Hồ Chí Minh, 3 em đi làm ở nhà in chuẩn bị trở về dạy nghề cho các em nhỏ ở nhà.
+ Nhiều cá nhân, tập thể hảo tâm tuy không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em lang thang, cơ nhỡ nhưng luôn sẵn lòng ủng hộ, vận động quyên góp tiền, quần áo, sách vở, thuốc men cho những cá nhân và tập thể đang cưu mang những trẻ em bất hạnh. Đáng quan tâm là những cuộc vận động lớn như Nhịp cầu trái tim, Nối vòng tay lớn… được tổ chức thường xuyên mỗi năm.
(2) Ý nghĩa của hoạt động
– Góp phần giảm bớt những bất hạnh mà trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang phải gánh chịu; trả lại cho các em cuộc sống hạnh phúc, nụ cười hồn nhiên thơ trẻ;
– Giúp các em có môi trường lành mạnh để phát triển nhân cách, tạo cho các em cơ hội thuận lợi để sống tự lập khi bước vào cuộc sống; giảm bớt nguy cơ tội phạm và tệ nạn xã hội.
– Thể hiện bản chất và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Góp phần xây dựng một xã hội mà con người coi trọng tình yêu thương – cơ sở của một xã hội văn minh, tốt đẹp.
(3) Mở rộng, phản đề
– Mọi hành động giúp đỡ cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, từ sự cảm thông, chia sẻ và tấm lòng cam tâm tình nguyện chứ không nhằm mục đích khác.
– Phê phán trong xã hội vẫn còn có những kẻ vô cảm, coi khinh thậm chí là nhục mạ những đứa trẻ lang thang, hoặc biến những đứa trẻ trở thành công cụ để thu lợi nhuận.
c) Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: Đây là một hoạt động có ý nghĩa xã hội lớn lao, mang tính nhân đạo sâu sắc.
– Hành động:
+ Khâm phục, cảm động trước tấm lòng nhân hậu, nghĩa cử cao đẹp của những cá nhân, tập thể đang nuôi dưỡng, ủng hộ, giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
+ Tình nguyện, tự giác tham gia các hoạt động giúp đỡ trẻ em bất hạnh ở nơi cư trú, học tập hay công tác: quyên góp sách vở, đồ dùng sinh hoạt; chăm sóc trẻ em bất hạnh trong các mái ấm, cơ sở tình thương; dạy văn hóa, trò chuyện, tâm tình… với trẻ.
+ Tích cực tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
3. Kết bài
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Thế nhưng, đâu phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có được niềm hạnh phúc bình thường, giản dị ấy? Còn nhiều lắm những số phận bất hạnh ngoài kia. Cần nhiều lắm những bàn tay chia sẻ, yêu thương để không còn nữa những thân phận trẻ em lang thang, cơ nhỡ.