Nghệ thuật nhiều khi dường như cũng có cái “bánh xe vô lượng” của nó. Trong văn chương, có những tác phẩm là sự đan xen, nội tiếp từ cảnh này sang cảnh khác, giọng điệu này sang giọng điệu khác, kết rồi mà còn như vẫn mở ra những điều mới mẻ.
“Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm như vậy. Ngòi bút tác giả trong truyện là một ông kính vạn hoa mà ở đó mọi sự đều biến ảo linh động và toát lên những ý nghĩa tư tưởng cao đẹp. Truyện tiêu biểu cho văn xuôi Nguyễn Ái Quốc với “một nghệ thuật trần thuật linh hoạt độc đáo và một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh”.
Phân tích nghệ thuật châm biếm trong truyện ngắn Vi hành
“Vi hành” là tác phẩm được sáng tác vì mục đích cách mạng, vì tinh thần chiến đấu. Nó nằm trong hệ thống những bài văn, bài báo mà Nguyễn Ái Quốc viết để tố cáo chân tướng của tên vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa là Mác-xây năm 1922. Qua truyện, tác giả muôn phơi bày bộ mặt của kẻ tay sai kia thật chẳng khác gì hơn một tên hề lố lăng, vi hành lén lút và mờ ám, tô cáo bọn thực dân Pháp đê hèn, lừa bịp, đồng thời bộc lộ một cách kín đáo nỗi tủi nhục của người dân bản xứ, mà chế độ thực dân, qua đó hiện lên như một sự sỉ nhục đôi vội con người. Nhưng đây cũng là một truyện giàu tính nghệ thuật, mang chất lãng mạn cách mạng, ở đó, “trí tưởng tượng của người cầm bút nhờ ngọn gió lãng mạn mà được chắp cánh bay bổng, nhưng không phải để lạc loài đến những thế giới xa lạ, huyễn hoặc mà để tiến thẳng, tiến nhanh đến những chân trời rất hiện thực” (Phạm Huy Thông). Cho nên nghệ thuật trận thuật linh hoạt độc đáo, ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh chính là những yếu tố hình thức phục vụ tích cực cho nội dung, mục đích cách mạng của truyện.
“Vi hành” được viết bằng tiếng Pháp, và chủ yếu viết cho công chúng Pháp. Vì thế nghệ thuật trần thuật ở đây cần phải phù hợp với thị hiếu, lối tư duy của châu Âu hiện đại. Cái độc đáo của tác phẩm là hình thức viết thư kể chuyện, hiện tượng “truyện trong truyện”. Có chuyện vua Khải Định vi hành lồng trong chuyện giữa đôi trai gái, lại lồng trong chuyện giữa nhân vật xưng “tôi” với cô em họ. Đôi trai gái người Pháp bàn luận, đánh giá về Khải Định và “tôi” lại cũng luôn luôn bày tỏ thái độ của mình về tên vua bù nhìn, về thực dân Pháp qua câu chuyện đỏ. “Tôi” là người kể chuyện nhưng dường như cũng luôn luôn mang tư duy của tác giả để nhìn nhận, nâng cao và mở rộng hơn những suy nghĩ của đôi trai gái về Khải Định. Như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tạo ra một giọng trần thuật vừa khách quan, đi ngay vào sự việc, cứ hồn nhiên, tỉnh rụi như không, lại vừa chủ quan với đủ những nghi ngờ thắc mắc, nhớ nhung vui đùa, những nghĩ xa nghĩ gần. Tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng: đấy là người Pháp họ nói và nghĩ về Khải Định đấy chứ! nhưng hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói đúng và “tôi” còn thấy tên vua kia tồi tệ hom, đáng khinh hơn thế nữa!
Sự linh hoạt của giọng trần thuật luôn đi với cái độc đáo của nó. Truyện luôn luôn có sự biến ảo, thay đổi về cảnh: có cảnh hiện tại, có cảnh hoài niệm hồi tưởng, cảnh lịch rá, quá khứ, cảnh tưởng tượng, giả thiết… Giọng trần thuật, do đó cũng luôn linh hoạt chuyển đổi cổ giọng đối thoại, giọng kể tả, bình luận, có giọng cợt mỉa, chua chát và có cả giọng bâng khuâng trữ tình gợi nhớ… Cổ thể nói Nguyễn Ái Quốc đã tận dụng triệt để những khả năng nghệ thuật của hình thức viết thư sự chuyển cảnh chuyển giọng như biến hóa, sự liên hệ tạt ngang, vừa bày tỏ tình cảm, thái độ, vừa kể chuyện. Đang nghe chuyện Khải Định, ta bỗng biết chuyện vua Nghiêu, Thuấn, vua Pie, đang nói chuyện thời sự, ta bỗng nghe đến “chuyện cổ tích”!… Sự vật, sự việc cứ thay đổi một cách tự nhiên, trong ngòi bụt linh động như kính vạn hoa của tác giả.
Bút pháp trần, thuật của Nguyễn Ái Quốc cụng luôn chú ý đến sự đột ngột trong cách trình bày tình huống, mâu thuẫn và tạo khoảng trống cho trí tuệ người đọc tự liên tưởng, suy ngẫm, tìm ẩn ý, hàm ngôn. Truyện mang một nội dung lớn lồng trong một hư cấu đơn giản. Nếu không hiểu mục đích người viết, ta sẽ thấy truyện chỉ có tác dụng giải trí, gây cười cho đám công chúng Pháp. Và nếu chỉ có sự thuật lại tình huống nhầm lẫn trên toa xe điện ngầm, nếu như đôi trai gái xuống tàu là hết chuyện thì truyện cũng chỉ dừng lại ở sự cợt mỉa cách ăn mặc, lối vi hành lén lút, mò tới mọi xó xỉnh của tên vua bù nhìn. Đôi trai gái xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn rồi cũng đột ngột đi mất khiến người đọc cứ phải ngơ ngác, bất ngờ rồi mới thú vị nhận ra những ý những tình. Đoạn văn từ sau khi đôi trai gái xuống tàu đã đem đến cho giọng trần thuật một sắc điệu mới: giọng kể chủ quan với vẻ ngoài là ngợi khen nhưng bên trong là mỉa mai, khinh thường. Từ chỗ một người bị nhầm lẫn đi đến chuyện “tất cả những’ ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp”, từ việc Khải Định vi hành lén lút đi đên chuyện bọn mật thám Pháp rình rập từng bước chân người dân thuộc địa – cái muôn ngàn lần cay đắng vì bị mất tự dơ của kiếp người vong quốc – cho nên đằng sau cái dửng dưng sắc lạnh của giọng trần thuật, ta như cảm nghe cả chiều sâu nỗi lòng tác giả.
Như vậy, nghệ thuật trần thuật của “Vi hành” mang nhiều vẻ độc đáo mới lạ, không chỉ so với văn chương Việt Nam mà còn so với cả văn chương Pháp. Hình thức viết thư không có gì là mới đối với văn học phương Tây nhưng nó lại đi kèm theo một tình huống nhầm lẫn và những nhân vật Ắ Đông mang chút gì lạ lẫm, thú vị. Lời trần thuật của truyện đi theo cảm xúc người viết thư đã tạo nên cái không khí rất Tây và rất riêng ở đây.
Nghệ thuật châm biếm vốn cũng đố cổ truyền thống trong văn học Việt Nam, từ những Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương cho đến Nguyền Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Nhưng cái tiếng cười đả phá, mỉa mai ở Nguyễn Ái Quốc lại có sắc điệu riêng ở chất “uymua” rất Pháp, ở niềm tự tin, lạc quan của người chiến sĩ cộng sản. “Vi hành” là biểu hiện của một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn và hóm hỉnh.
Có thể gọi tên tiếng cười ở đây là tiếng cười trí tuệ. Người ta chỉ có thể hiểu được tiếng cười ấy khi có một tầm hiểu biết, nhận thức nhất định. Ấy là lối chỉ trích sắc sảo, không bằng đao to búa lớn mà bằng lối cười ruồi, nói mát. Phải có một trí tuệ lớn, một bản lĩnh, lập trường cách mạng vững chắc thì mới có thể sử dụng linh hoạt, hiệu quả thứ vũ khí chiến đâu lợi hại đó. Nhân vật chính đối tượng châm biếm chủ yếu là Khải Định nhưng điều đặc biệt là hắn không hề trực tiếp xuất hiện trong truyện mà chân tướng vẫn hiện lên rất rõ. Tác giả đã mượn cái nhìn, ý nghĩ cửa chính đôi trai gái người Pháp cùng ý nghĩ, sự nghi hoặc, giả thiết của mình để soi chiếu, tái hiện hình ảnh tên vua bù nhìn từ nhiều chiều phía. Trong con mắt người Pháp, Khải Định có một trang phục nực cười như một tên hề: “cái chụp đèn” (mà thực ra là cái nón) “chụp lên cái đầu quấn khăn”, “đeo lên người đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm” và có giá trị rẻ tiền h0fi những trò giải trí rẻ tiền nhất. Phụ họa thêm với những lời mỉa mai khinh rẻ ấy là thái độ đả phá trực tiếp của tác giả trong những lời nghi vấn giả dối, so sánh, liên hệ.
Khải Định, khi hiện lên trong sự đối lập, tương phản với vua Thuấn, vua Pie càng trở nên đáng khinh, càng tâm thường, hèn mạt. Có một đoạn vân liên tục xuất hiện những câu hỏi đặt ra những giả thiết về mục đích vi hành “không cao thượng” của Khải Định. Các từ ngữ “phải chẳng”, “hay là”, “háy không” luyến láy, tiếp nối như thể tác giả cứ đảo trộn, soi xét, lật đủ mặt này mặt kia để phơi bày trần trụi mọi cái xấu của đối tượng đả kích. Những câu văn như thoát khỏi cái tính chất tâm sự của lời viết thư dể nói thẳng nói thật, nói trúng ý tình người viết thư người viết truyện.
Sự sắc sảo của ngòi bút châm biếm còn bộc lộ trong bố cục, kết cấu truyện. Đi từ thời gian hiện tại đến thời gian bao quát, từ một tình huống nhầm lẫn cụ thể đến nhiều tình huống nhầm lẫn khác, Nguyễn Ái Quốc đã vừa tạo sự bất ngờ thú vị cho người đọc, vừa khẳng định, minh chứng trước cho những điều cần nói để lật tẩy hoàn toàn bộ mặt Khải Định. Ở đây, người ta dễ tin chắc vào những chuyện hư cấu. Bởi vì dưới ngòi bút đầy tính chiến đấu của Nguyễn Ái Quốc, sự hư cấu hay không hư cấu, thật hay không thật đều có cái lí do tồn tại của nó, rất rành mạch rõ ràng.
Đối tượng châm biếm thứ hai là bọn thực dân Pháp, cụ thể hơn là bọn mật thám và chính phủ nhà nước Pháp. Nhưng ngay trong sự. đả kích, châm biếm bọn này cũng có sự mỉa mai, khinh rẻ Khải Định một ông vua sang dự đấu xảo ở nước “bảo hộ” cho nước mình mà lại “ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa”, “bèn đôi đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tùy tùng đi hộ giá tuốt!”. Cái cười của Nguyễn Ái Quốc ở đây là cái cười mỉa mai, bóng gió, là lối nói mát cứ thấp thoáng những ý xa ý gần, nghĩa đen nghĩa bóng. Có một “hệ thống” từ ngữ rất phong phú về lối nói lối cười ấy: “đón tiếp tốt đẹp”, “dành cho”, “nhiệt tình”, “chào mừng”, “kính trọng”, “tự hào”, “phục vụ”, “tận tụy”, “âu yếm”, “xúc động sâu xa”, “kiêu hãnh”… phụ họa với những từ cùng “trường nghĩa” này là giọng điệu những câu văn đậm đặc một vẻ mai mỉa và cả lối ví von so sánh sắc nét: “Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các bám lấy đế giày tôi, dinh chặt với tôi như hình với bóng. Và thật tình là, các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút! Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được”. Người ta có thể cười từ cửa miệng cười vào đến tận trong gan ruột trước những câu văn này. Mà ngay cả kẻ thù có lẽ cũng phải cười trong khi thấy lòng đau điếng. Ây là cái cười vừa dành một chút cho giải trí, cho tan ra thành tiếng, vừa dành phần nhiều cho mục đích cách mạng, cho ngấm sâu chất xót xa vào máu thịt đối tượng châm biếm. Ấy là cái cười chua chát, mỉa mai như kết quả cuối cùng của một quá trình suy nghĩ để nhận ra cái trái tự nhiên nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng. Ngòi bút châm biếm sâu sắc của tác giả đã chú ý khái thác những điều trái ngược trong một sự thông nhất (ông vua: danh nghĩa cao quí sang trọng nhưng thực chất là đáng khinh; chính sách bảo hộ: cái tên thì nhân nghĩa nhưng thực chất là bóc lột tàn ác), hoặc phát hiện sự thống nhất trong những hiện tượng trái ngược (ông vua và tên hề, nghi thức đón rước và trò chơi trôn tìm, theo dõi…). Bộ ràng đây là tiếng cười châm biếm rất trí tuệ sâu xa và thâm thúy như của một đầu óc từng trải, già dặn lắm.
Nhưng ngòi bút Nguyễn Ái Quốc vẫn giữ được vẻ tươi tắn, hóm hỉnh của một tâm hồn trẻ trung, một tinh thần người chiến sĩ cách mạng luôn lạc quan, tin tưởng. “Vi hành” có tiếng cười giàu sắc điệu, ở đổ có chất thâm thúy của người từng trải thông thuộc kinh sử lẫn chất tinh nghịch vui đùa của tuổi trẻ. Cho nên thái độ đả kích của tác giả củng vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa bộc lộ khách quan vừa bộc lộ chủ quan. Lôi nói ngược, nói mát ở đây dường như có thấp thoáng cả sự hiếu thắng thường thấy ồ tuổi thanh niên, Sự bình luận: “Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy” hay sự so sánh cái nón như “cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn”, “các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất” “các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng” rõ ràng có cái hóm hỉnh, đùa vui rất thoải mái, thú vị. Còn giọng điệu trần thuật, sự biểu lộ tình cảm của đôi trai gái, của “tôi” vội cô em họ cùng có cái tươi tắn trẻ trung rất hấp dẫn. Những yếu tố ấy đã tạo nên da thịt cho câu chuyện, đã dẫn một ý tưởng, nội dung chính trị đi vào lòng người hồn nhiên, dễ dàng như một chuyện giải trí thú vị.
Đi vào thế giới nghệ thuật “Vi hành”, ta gặp sự phong phú, tầng lớp của bao yếu tố thi pháp: giọng điệu, hình ảnh, tiếng cười châm biếm và cả tâm trạng, cảm xúc tác giả. Tâm trạng ấy không chỉ xuôi chiều trong sự đùa vui, mỉa mai giễu cợt mà còn có cả lòng căm ghét kẻ thù lẫn nỗi .đau, nỗi nhục mất nước. Lòng yêu nước nhiều khi còn được bộc lộ một cách chua chát trong giọng văn như là nghịch lí, ngược đời: “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế”. Ngòi bút đầy tỉnh chiên đấu của Nguyễn Ái Quốc đã phát huy đắc lực tác dụng của nó ngay cả khi đụng chạm đên những nỗi niềm riêng tư sâu kín.
“Vi hành” là một vũ khí cách mạng thực sự mà ở đó, tính nghệ thuật của tác phẩm đã mài sắc, vót nhọn nó; và trang điểm trang sức cho nó nữa.