Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Thực hành Cao Nguyên (Lần 3)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: Tám giờ làm việc, tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai tiếng “nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ “vô thưởng vô phạt”, không quan trọng. Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt,… Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!

Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,…là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.

Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.

(Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94)

1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
  • Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: nghị luận/phương thức nghị luận.
2 Chỉ ra một thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn trích trên.
  • Học sinh chỉ ra được một trong hai thành ngữ dân gian sau:- Vô thưởng vô phạt.
    – Đầu tắt mặt tối.
3 Theo tác giả, vì sao “Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn”? 
  • Tác giả cho rằng: “Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn” bởi:
    – Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình;
    – Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.
4 Anh/chị hãy giải thích tại sao “Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào”?
  • “Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào”vì:
    – Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, nên khi đánh giá xã hội phải dựa trên đời sống của từng cá nhân.
    – Thời gian nhàn rỗi lại là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đời sống, trình độ nhận thức cao hay thấp của mỗi người.
    – Sự quan tâm của xã hội đối với đời sống con người khẳng định sự tiến bộ, phát triển của xã hội đó. (Câu trả lời có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung cơ bản trên)
II. LÀM VĂN
1. Anh/chị hãy viết đoạn văn (hoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ”.
  • – Mở đoạn: Trong cuộc sống bộn bề của công việc, ai ai cũng cần phải có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn.
    – Phát triển đoạn:+ Giải thích:

    • Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian không dành cho học tập và công việc.
    • Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, nghĩa là nhàn rỗi rất vô bổ, có thể dẫn đến những việc làm có hại.
    • Nhưng xét về mặt tích cực, nhàn rỗi với những hình thức thư giãn lại thể hiện chính nền văn hóa và sự phát triển của đất nước đó.
    • Câu nói khuyên chúng ta nên đưa ra những lựa chọn văn hóa để thời gian nhàn rỗi không trở nên vô nghĩa.

    + Lí giải, chứng minh, phê phán hiện tượng trái với ý nghĩa câu nói:

    • Lí giải: Thời gian cuối tuần và những khi rảnh rỗi họ có thật nhiều sự lựa chọn khác nhau: có thể ngồi nhâm nhi chút cà phê và đọc sách, đánh cờ, đi bộ thư giãn ở công viên, thăm vườn bách thú đến bảo tàng nhà hát hay các câu lạc bộ. Xã hội nào càng phát triển thì những hình thức thư giãn kể trên ngày càng nhiều. Những thú vui của chúng ta khi rảnh rỗi thể hiện chính văn hóa của bản thân. Có những người tiêu tốn thời gian của mình vào những việc vô bổ như nghiện game online,, nghiện Facebook.
    • Chứng minh: Trong một khảo sát của trang web Global WebIndex vào tháng 10/2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong top 10 nước nghiện Facebook nhất thế giới.
    • Bác bỏ: Những thứ đó không những không giúp ta phát triển mà nó còn đưa ta vào con đường của những sai lầm của mù quáng không thể bứt ra được, và nó còn làm nền văn hóa của đất nước tụt hậu với sự kìm hãm của các tệ nạn xã hội.
    • Mở rộng: Ngược lại nếu con người ta có thói quen đọc sách, vui chơi khám phá, hòa mình vào chăm sóc thiên nhiên, thì tâm hồn con người ta trở nên nhẹ nhàng thanh thoát; có thời gian bên gia đình, chăm sóc gia đình sẽ gắn kết tình cảm các thành viên hình thành nên một tổ ấm, một tế bào tốt của xã hội.

    – Kết đoạn: Tất cả những thói quen nhàn rỗi đó sẽ góp phần xây dựng, khẳng định một xã hội văn minh, văn hóa.

Có ý kiến cho rằng: “Dưới con mắt nhìn nghệ sĩ của Nguyễn Tuân, người lái đò sông Đà đã trở thành một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước”.

Thông qua đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

  • 1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM – “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” – huyền sử của một người ưu lối chơi “độc tấu”.- “Người lái đò sông Đà” được coi là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất trong “Tùy bút sông Đà”. Với hát hao truy tìm “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc” – “thứ vàng mười đã được thử lửa” (Đi mở đường), Nguyễn Tuân đã viết lên bài ca cuộc sống của con người và thiên nhiên Tây Bắc với nhiều nét độc sáng mới lạ.

    2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN

    Ý kiến “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”.
    “Ông lái đò là một người lao động bình thường”

    – Người nghệ sĩ tài hoa là những người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của đời sống và có khả năng thể hiện những rung động ấy bằng những phương tiện nghệ thuật đặc thù. Ở ý kiến trên, người nghệ sĩ tài hoa được hiểu là người đạt tới trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp và có đời sống tâm hồn đậm chất nghệ sĩ.
    – Người lao động bình thường là người lao động thầm lặng, vô danh, hông tên tuổi giống như bao người lao động hác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    – Khẳng định 2 ý kiến trên bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện chân dung, tính cách người lái đò sông Đà.

    3. CHỨNG MINH- BÌNH LUẬN Ý KIẾN

    * Ông lái đò – một nghệ sĩ tài hoa
    – Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian nguy.
    – Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, cao cường.
    – Cuộc băng ghềnh vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một “tay lái ra hoa”:

    • Vòng vây thứ nhất, sông Đà bày ra nhiều cạm bẫy. Ông lái đò bị sóng thác đánh miếng đòn độc hiểm. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, ông đã tỉnh táo chỉ huy sáu bơi chèo, chiến thắng trùng vi thạch trận đầy nguy hiểm.
    • Vòng vây thứ hai, sông Đà thay đổi chiến thuật. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, xác định đúng cửa sinh và chiến thắng thằng đá tướng đứng chiến ở cửa giữa.
    • Vòng vây thứ ba, sông Đà tiếp tục thay đổi chiến thuật, bên phải bên trái đều là cửa tử. Ông lái đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác.

    * Ông cũng là một người lao động bình thường:
    – Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao người lái đò khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo.
    – Đời sống tâm hồn giản dị: Không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về nương ruộng, bản mường.

    4. ĐÁNH GIÁ:

    – Qua cảm nhận hình tượng ông lái đò, có thể thấy, ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước; đồng thời, cũng là một người lao động giản dị bình thường.
    * Nghệ thuật thể hiện:
    – Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, tài hoa; kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, nghệ thuật hắc họa nhân vật độc đáo, sáng tạo.
    – Bút pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị; vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)