Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN – lần 3

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN – lần 3
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

“Những giây phút cuối năm này, trong lời chúc hướng tới năm mới của mọi người dành cho nhau, thường hay có lời chúc về “sức khỏe”.

Có một khía cạnh ít được nhìn nhận của “sức khỏe”, đó là theo định nghĩa của WHO, nó bao gồm sự lạnh mạnh ở 3 khía cạnh: tinh thần; thể chất và xã hội. Trong thói quen tư duy ở xã hội ta, sức khỏe thường chỉ được coi trọng ở khía cạnh thể chất. Nhưng thực tế là khi mà xã hội phát triển, va đập giữa những tế bào của xã hội ngày càng dày đặc và phức tạp hơn, chúng ta đối mặt với rất nhiều hiểm nguye về sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội.

Mối quan hệ của bạn với hàng xóm, với đồng nghiệp, với người thân có “khỏe mạnh” hay không quyết định bạn có đang sống tốt không. Thậm chí là ở nghĩa rộng, mối quan hệ của bạn với luật pháp có lành mạnh không, cũng là một trạng thái sức khỏe. Bạn có nhớ cảm giác giật mình khi đi xe máy và bỗng nhìn thấy người công an giao thông băng qua đường? Đó chỉ là một ví dụ nhỏ về quan hệ của một con người với xã hội có thể khiến họ trở nên yếu đuối thế nào.

Khi xét đến sức khỏe xã hội, thì một quan chức hay một doanh nhân có thể bị coi là người ốm, khi đặt cạnh một người làm công, chị bán hàng rong hay anh bốc vác.

Nhìn lại, tôi ước rằng nhiều người quanh mình, bạn bè hay người thân, đã quan tâm điều chỉnh khía cạnh ấy nhiều hơn. Một “trận ốm” ở khía cạnh tinh thần hay xã hội, có thể tạo nên những chuyện rất buồn, có thể khiến người ta không gượng dậy được nữa. Và rất nhiều lần trong đời, tôi thấy ăn năn, rằng mình đã không quan tâm đến một ai đó nhiều hơn, về tinh thần và xã hội, thau vì tin rằng họ “vẫn khỏe”.

Năm 2017, trên chuyên mục này chúng tôi đã xuất bản 325 bài Góc nhìn, và phần lớn trong số đó là các chủ đề thời sự quan trọng, rất nhiều là những đòi hỏi thay đổi bức thiết của chính sách. Nhưng để tóm lược tinh thần của năm cũ và mở ra một năm mới, tôi quyết định mình sẽ viết về sức khỏe: nếu như tất cả chúng ta cùng lưu tâm đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội của mình, thì tự xã hội sẽ tốt lên. Hãy tưởng tượng, từ việc xếp hàng ở sân ga cho đến việc tham gia giao thông, từ việc buôn bán đến họp hành, nếu mỗi người tự điều chỉnh để các quan hệ xã hội của mình lành mạnh hơn (nhằm tốt cho chính bản thân), thì xã hội nói chung sẽ lành mạnh hơn. Chỉ cần chúng ta quan tâm đến sức khỏe theo nét nghĩa này, thì rất nhiều vấn đề mà 325 bài Góc nhìn kia đã nêu ra có thể được giải quyết.

Phương Tây có một thứ “lý thuyết hấp dẫn” trong đó nói rằng nếu chúng ta nhìn nhận cuộc sống với thái độ tích cực, thì những điều tích cực sẽ tự nhiên xảy đến với ta. Lý thuyết ấy dường như có logic khoa học.

Phía dưới bài viết này, các độc giả thân thuộc của chắc chắn sẽ dành cho bản thân, gia đình và xã hội nhiều lời chúc. Nhưng tôi muốn rằng năm nay, khi chúng ta chúc nhau “sức khỏe”, thì ta cùng thống nhất rằng nó không chỉ mang nghĩa thể chất.

Bạn khỏe mạnh, cả xã hội cũng sẽ khỏe mạnh.”

(Đức Hoàng, Lời chúc sức khỏe, VnExpress, 31/12/2017)

Câu 1 (0,75 điểm). Theo định nghĩa của WHO, khái niệm sức khỏe nghĩa là gì? “Sức khỏe” theo cách hiểu đó có vai trò, ý nghĩa như thế nào?

Câu 2 (0,75 điểm). Tại sao tác giả bài viết này lại chia sẻ rẳng “Và rất nhiều lần trong đời, tôi thấy ăn năn, răng mình đã không quan tâm đến một ai đó nhiều hơn, về tinh thần và xã hội, thay vì tin rằng họ “vẫn khỏe”.

Câu 3 (0,5 điểm). Anh / chị hiểu như thế nào khi tác giả bài viết khẳng định “chúng ta nhìn cuộc sống với thái độ tích cực, thì những điều tích cực sẽ tự nhiên xảy đến với ta.

Câu 4 (1,0 điểm). Anh / chị hiểu như thế nào khi tác giả bài viết khẳng định “chúng ta nhìn nhận cuộc sống với thái độ tích cực, thì những điều tích cực sẽ tự nhiên xảy đến với ta.

PHẦN II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ phần văn bản trên, anh / chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi: Anh / chị thấy mình có khỏe mạnh không?

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích những phát hiện và sự tỉnh ngộ của hiện tượng nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục). Liên hệ với cái chết của hình tượng Vũ Như Tô trong đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, trích vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) để làm sáng tỏ nhận thức chung của mỗi nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

 

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN - lần 3 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN - lần 3 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN - lần 3

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn trường THPT Chuyên ĐH SPHN – lần 3