Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa (Lần 2)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:
“Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi nó là “Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc nhưng cũng còn có rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, mà đừng sợ thất bại. Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự.”
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung – Nguyên giám đốc Tập Đoàn Deawoo, NXB Văn hoá thông tin, tr.159,160)
-
- Xác định biện pháp tu từ: so sánh
- Giá trị của biện pháp tu từ: làm cho câu văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn.
-
- Lí giải: vì người đi tiên phong là người mở ra một hướng đi mới, hoàn toàn khác biệt với những hướng đi trước đó. Họ có thể không được nhiều người đồng tình và ủng hộ. Con đường mà họ đi tuy đơn độc nhưng có thể dẫn đến thành công, đến tương lai sáng ngời.
- Học sinh có thể đưa ra những lí giải khác nhưng phải hợp lí, logic.
-
- Thông điệp đó phải có ở trong đoạn trích.
- Học sinh phải nêu được ý nghĩa của thông điệp đó đối với bản thân.
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả.
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong.”
- a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. 0,25b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. 0,25c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân.* Giải thích: Nội dung của câu nói: Là một lời khuyên gửi đến lớp thanh niên, hãy trở thành những người đi đầu trong mọi hoạt động, trở thành người khai mở những con đường mới. 0,25* Bình luận:
- Tại sao thanh niên nên trở thành người đi tiên phong? 0,5
- Thanh niên là những người trẻ tuổi, trẻ lòng, tràn đầy nhiệt huyết, luôn có khát khao sáng tạo, khám phá thế giới.
- Người trẻ tuổi muốn thành công, khẳng định bản thân không thể cứ rập khuôn theo những người đi trước, phải luôn khai phá những con đường mới.
- Để trở thành người đi tiên phong, thanh niên cần phải làm gì? 0,5
- Không ai có thể thành công nếu không đứng trên vai những người khổng lồ. Vậy muốn tìm ra con đường mới, cần trau dồi kiến thức, tìm hiểu những cách thức, con đường mà lớp người đi trước đã đi, từ đó rút ra cho mình những bài học quí giá.
- Cần sáng tạo, đổi mới không ngừng.
- Cần tự tin vào bản thân, vào sự lựa chọn của mình và kiên định với con đường mình đã chọn.
* Bài học nhận thức và hành động: 0,25
- Luôn ý thức về sứ mệnh của thanh niên trong xã hội, cuộc sống.
- Trau dồi kiến thức, nỗ lực để có thể trở thành người tiên phong trong lĩnh vực mà mình đam mê.
- Tại sao thanh niên nên trở thành người đi tiên phong? 0,5
Anh/chị hãy phân tích Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong đoạn trích Đất Nước (Trường ca Mặt đường khát vọng – Sgk Ngữ văn 12, tập 1) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
- a. Bài viết phải đảm bảo được cấu trúc của một bài văn nghị luận: có mở bài, thân bài, kết luận. 0,25b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tư tưởng Đất nước của Nhân dân. 0,25c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa nghị luận và dẫn chứng. 3,5* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: 0,25
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.
- Đất Nước trích trong chương 5 – trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Tư tưởng chủ đạo của đoạn trích là: Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
* Phân tích Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân:
- Đây là tư tưởng xuyên suốt cả đoạn trích Đất nước.
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân nói lên một chân lí: đất nước này tất yếu thuộc về nhân dân bởi chính nhân dân là người dựng xây, giữ gìn, bảo vệ, phát triển. 0,25
- Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong chiều dài thời gian lịch sử: 1,0
- Nói về lịch sử mấy ngàn năm của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm không dùng những sử liệu như nhiều nhà thơ khác. Ông dùng lối kể đậm đà của dân gian.
- Bàn về lịch sử của đất nước, tác giả không điểm lại các triều đại “từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” (Nguyễn Trãi), không nhắc lại tên tuổi những anh hùng lừng danh trong sử sách mà Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh đến muôn ngàn những con người bình dị vô danh. Những con người vô danh ấy đã tạo dựng và gìn giữ đất nước. Họ còn là người sáng tạo và truyền lại mọi giá trị vật chất và tinh thần cho thế hệ sau.
- Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong chiều rộng của không gian địa lí: 1,0
- Không gian “đằng đẵng”, “mênh mông” từ thuở sơ khai.
- Không gian gần gũi với cuộc sống của con người, gắn với tình yêu lứa đôi.
- Những cảnh quan, danh lam thắng cảnh tươi đẹp do nhân dân góp phần tạo dựng, giữ gìn.
- Đất Nước của Nhân dân thể hiện trong chiều sâu văn hóa: 1,0
- Đất nước còn có bề dày văn hóa, tâm hồn cốt cách Việt. Cũng như hai phương diện trên, bề dày văn hóa được thể hiện qua nguồn mạch phong phú của văn hóa dân gian do nhân dân sáng tạo nên.
- Trong cả kho tàng ca dao, tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:
- Say đắm, thủy chung.
- Quí trọng tình nghĩa.
- Kiên nhẫn, quyết liệt chiến đấu chống lại kẻ thù.
- Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tính cách và tâm hồn mình.
d. Đánh giá chung: 0,5
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân vừa kế thừa truyền thống vừa là kết tinh tinh thần thời đại. Đoạn trích góp phần làm phong phú nội dung về đất nước trong thơ ca chống Mĩ nói riêng, trong văn học Việt Nam nói chung.
- Đoạn trích đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
e. Bài viết có lối diễn đạt độc đáo, có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ. 0,5