Văn bản 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay ôm đất nước
Tổ quôc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau
(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10-1960)
- Thể thơ thất ngôn trường thiên hoặc thơ tự do
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
- Biện pháp tu từ là so sánh (Tổ quốc tôi như một con tàu); điệp câu (Tổ quốc….Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau)
Tác dụng: hình ảnh Tổ quốc đẹp như con thuyền luôn tiến về phía trước, vượt mọi sóng gió thác gềnh. Mảnh đất Cà Mau như mũi con thuyền vinh dự và tự hào mang trên vai trách nhiệm đi tiên phong trong việc dựng xây và bảo vệ tổ quốc
- HS tự nêu cảm nhận của mình về hình ảnh đất mũi Cà Mau dựa trên hình ảnh trong bài thơ bằng hình thức một đoạn văn miễn là hợp lý và thuyết phục
(1) Có những con người, 60 tuổi vẫn loay hoay tìm lẽ sống.
Có những con người, nhắm mắt xuôi tay khi ước mơ vẫn cứ còn dở dang.
Có những con người, một ngày sống là một ngày vui. Buổi tối trước khi đi ngủ, nhìn lại một ngày, họ mỉm cười và giấc ngủ đến với họ thật bình yên. sáng dậy, khi tung chăn và mở cửa sổ hít gió trời, họ lại tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.
Vậy, cái gì khiến họ có được niềm vui đó?
(2) Nói nôm na như vầy, đời người, mình phải có sứ mạng cả cuộc đời-the mission of life. Mình sinh ra trên trái đất này, rồi khi mình chết đi, điều khiến mình hạnh phúc nhất khi đạt được? Đó chính là sứ mạng (mission) của cuộc đời.
Có bạn chọn mission đời mình là một nhà giáo dục. Thì con đường mình đi phải là con đường giáo dục, dù có lúc muốn buông xuôi. Đừng nghe lời rủ rê của người khác mà đi buôn, hay làm nghề khác. Ngay cả đi buôn thành công, thì mình cũng thấy số tiền mình kiếm được chẳng ý nghĩa gì. bạn chỉ hạnh phúc khi thấy học trò mình thành đạt, biển rộng trời cao vẫy vùng…
….Nên các bạn trẻ phải xác định mission của cuộc đời mình càng sớm càng tốt, không vội vã để xác định nhầm, không có chuyện tháng này mission của em thế này, tháng sau thành cái khác. Bạn nào suy nghĩ như vậy là chưa trưởng thành, cần xác định lại…
(Tony buổi sáng – Trên đường băng, NXB Trẻ, trang 68)
- Học sinh có thể đặt nhan đề theo ý kiến của mình nhưng phải bao quát được nội dung của văn bản, hợp lý. Có thể đặt là:Sứ mệnh cuộc đời hoặc Mục tiêu cuộc đời.
- Sứ mạng cả cuộc đời (-the mission of life) là đạt được những mục tiêu, mong muốn đặt ra, hoàn thành được mơ ước của mình và hạnh phúc với thành quả đó.
- Phần (1) sử dụng phép điệp ngữ “có những con người” và biện pháp đối lập giữa hai cách sống để khẳng định những người dám sống với ước mơ hoài bão sẽ thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa, hạnh phúc.
- HS tự trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm của người viết và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Câu 1: Nghị luận xã hội
Khi bàn về quan điểm và phương châm sống, có ý kiến cho rằng “Sống là cống hiến”; ý kiến khác lại cho rằng “Sống là hưởng thụ”. Viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên?
- 1. MB: dẫn dắt để nêu vấn đề: quan điểm và phương châm sống; trích dẫn các ý kiến2. TB
- Giải thích
- “Cống hiến”: đóng góp tất cả khả năng, công sức trí tuệ cho cuộc đời, tạo ra thành quả cho xã hội
- “Hưởng thụ” lại bàn đến một quan điểm sống khác: sống là phải biết tận hưởng những giá trị thành quả về vật chất và tinh thần chính đáng do mình tạo ra hoặc của xã hội tạo dựng
- Hai ý kiến trên bàn về hai phương châm sống có vẻ như trái ngược nhau song lại bổ sung cho nhau
- Bình luận:
- Hs đưa ra quan điểm ý kiến của mình có thể đồng tình với một ý kiến hoặc đồng tình với cả hai ý kiến hoặc không đồng tình với các ý kiến trên và đưa ra quan điểm riêng của mình. Dù theo khuynh hướng nào thì cũng phải có lý lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí
- Mở rộng – liên hệ:
- Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, Hs cần bày tỏ quan điểm của chính mình về sự hợp lý của mối quan hệ cống hiến – hưởng thụ, làm thế nào để có thái độ sống tích cực, lành mạnh, đúng đắn.
3. KB: Khẳng định vấn đề
- Giải thích
Có ý kiến cho rằng: “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực”. Phân tích đoạn văn sau để làm sáng tỏ nhận định trên?
…Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
[……] Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
(Tuyên ngôn độc lập, SGK Ngữ văn NC 12, trang 26)
- 1. MB:
- Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề.
- Trích dẫn ý kiến, giới hạn phạm vi tư liệu kiến thức
2. TB:
a. Trước hết TNĐ là một văn kiện lịch sử vô giá
- Hoàn cảnh sáng tác (Trình bày cụ thể)
- Trong hoàn cảnh đất nước như vậy, TNĐL ra đời có ý nghĩa to lớn
- Nó là mốc son hào hùng trong lịch sử dân tộc: Đánh dấu sự chấm dứt, sụp đổ của chế độ Thực dân-phong kiến, khép lại một thời kỳ tăm tối, mở ra một kỷ nguyên mới
- Nó cũng khẳng định được vị thế bình đẳng, lập trường chính nghĩa của nhân dân Vn trên trường quốc tế, đóng góp vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp mang tầm vóc quốc tế với ý nghĩa nhân đạo sâu sắc
- Ở phần luận tội của Thực dân Pháp, TNĐL cho thấy giá trị của một văn kiện lịch sử vô giá bởi
- Nó cung cấp cho người đọc những tư liệu lịch sử chân thực, chính xác, khách quan về tội ác của Thực dân Pháp trên đủ mọi lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị và văn hóa giáo dục có những số liệu cụ thể như “hai triệu đồng bào ta bị chết đói’, có những mốc thời gian như “mùa thu năm 1940”, “ngày 9 tháng 3 năm nay”…..
- Nó cũng phản ánh tình cảnh đất nước và cuộc sống của nhân dân dưới sự cai trị của Pháp: “Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”.
b. TNĐL còn là một ánh văn chính luận mẫu mực
- TNĐL đã kế thừa và nối tiếp các áng hùng văn trong lịch sử dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương
- Phong cách văn chính luận của HCM đạt đến độ mẫu mực:
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng toàn diện,
- xác đáng giàu tri thức văn hóa, giàu tính luận chiến, đạt hiệu quả cao trong đấu tranh cách mạng
- Kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn, gây xúc động lòng người, sử dụng nhiều câu văn hình tượng lối nói giàu hình ảnh.
- TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực bới nó thể hiện đầy đủ phong cách viết văn chính luận của Bác và điều đó còn được thể hiện cụ thể ở từng phần cuả văn bản. Ở phần vạch tội của Thực dân Pháp cách nêu luận điểm, các dẫn chứng, luận cứ đều thuyết phục và xác thực:
- Để nối kết giữa phần một và phần hai người viết dùng từ “thế mà” làm nổi bật quan hệ tương phản giữa lí lẽ tốt đẹp và những hành động thực tế dã man, trắng trợn
- Người viết nêu luận điểm khái quát về tội ác của Pháp hơn 80 năm qua là cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta và bản chất của chúng là trái với nhân đạo- chính nghĩa.
- Với phép liệt kê tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực, Toàn diện và không thể chối cãi để kể tội Thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, giáo dục (HS phân tích cụ thể).
- Với lí lẽ đanh thép, người viết đã bác bỏ triệt để luận điệu xảo trá, bịp bợm của kẻ thù về công lao khai hóa và quyền bảo hộ Đông Dương và đập tan âm mưu tái nô dịch nước ta một lần nữa của Pháp khi dùng những đoạn văn dài ghi mộc thời gian cụ thể nhấn mạnh vào tội bán nước ta hai lần cho Nhật
- Là một áng văn chính luận mẫu mực, TNĐL tác động đến người đọc bằng cả tính cảm, cảm xúc, lý trí. Vì thế những câu văn hình tượng, phép điệp từ và điệp cấu trúc câu được người viết sử dụng rất có hiệu quả vừa khắc họa bộ mặt khát máu của kẻ thù vừa tạo sự căm phẫn trong lòng người đọc. (Hs phân tích cụ thể)
- Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận
3. KB: Kết thúc vấn đề