Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…
(Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)
Trả lời: Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: ………………………..
- ra bể vào ngòi, buộc bụng thắt lưng, tóc mẹ đã bạc, đau…
Trả lời: Đó là câu thành ngữ: ……………
- thắc lưng buộc bụng
- – Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh.
– Hiệu quả: Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ; thể hiện được tình cảm yêu quý, trân trọng của người con dành cho mẹ.
- Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với mẹ.
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỉ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.
Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có thể từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại.
Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán…
(Trích “Chuyên gia giật mình vì thực phẩm bẩn gây ung thư, vietbao, 16/12/2015)
- Thao tác lập luận bình luận
Trả lời:
Đó là do: ……………
- hút thuốc lá; nghiện rượu bia; chế độ dinh dưỡng
- – Theo tác giả, mất an toàn thực phẩm là những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lí với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán.
– Lấy được ít nhất 2 dẫn chứng về thực phẩm không an toàn.
- Nêu được những giải pháp đúng đắn, khả thi để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm.
Trong bài hát “Đôi bàn tay”, cố nhạc sĩ Trần Lập viết: Biết đâu một ngày phận người que diêm trước gió, lụi tàn trong một sớm không ngoài ai. Nhưng với muôn triệu người, hơi ấm sẻ chia từng người, nắm đôi bàn tay trần, dìu nhau qua cơn sóng gió.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về lời bài hát trên.
- a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đời người bất trắc, ngắn ngủi, con người cần biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Giải thích: từ việc giải thích các từ ngữ, hình ảnh “phận người que diêm trước gió”, “nắm đôi tay trần”, “dìu nhau qua cơn sóng gió”,… thí sinh nêu khái quát ý nghĩa lời bài hát.
– Bàn luận:
+ Khẳng định thông điệp đưa ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí.
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về thông điệp bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục.
– Bài học nhận thức và hành động.
…Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sống trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nến vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sau bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải luôn phá vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra thăm cửa trận, có bồn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía bên tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm heo đang hồng hộc tế mạnh tren sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền, lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo len, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác…
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 189 – 190)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”.
- a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn dề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nhân vật ông lái đò trong đoạn trích: suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật ông lái đò.
– Cảm nhận về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích: kiến thức nghề nghiệp (vững vàng, giàu kinh nghiệm); phẩm chất, tính cách (dũng cảm, tài trí mưu lược, tài hoa nghệ sĩ); nghệ thuật xây dựng nhân vật…
– Bình luận về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tùy bút Người lái đò sông Đà.
+ Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân quan niệm người lao động cũng là anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi trường làm việc và trong công việc của mình khi họ dám đương đầu với thử thách và đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc đồng thời cũng bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về con người lao động Việt Nam.
+ Đánh giá về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tác phẩm.