Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ U Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u…”
(Nguyễn Việt Chiến – Tổ quốc nhìn từ biển)
Giải thích nghĩa của từ “sóng” trong 2 câu thơ sau:
“Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không”
– Sóng 2: Thái độ, tình cảm, ý chí, hành động trong lòng mỗi người …
Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ?
“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u…”
– Hiệu quả:
+ Thể hiện một cách kín đáo những hiểm họa đe dọa đến sự bình yên của biển và nguy cơ mất an toàn lãnh thổ.
+ Bộc lộ nỗi lo lắng, trăn trở của nhà thơ.
Trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với biển đảo Việt Nam:
vụ cách mạng”.
– Thanh niên phải sống có lí tưởng sống cao đẹp, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
– Có lòng yêu nước, yêu gia đình, có trách nhiệm với cuộc sống.
– Thanh niên cần phải dũng cảm, kiên cường, dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, tha hóa.
– Bên cạnh việc rèn luyện những phẩm chất đạo đức, cần rèn luyện sức khỏe, tích lũy kiến thức, kĩ năng sống…
Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.”
Viết bài văn ngắn trình bày quan điểm của anh/chị về câu nói trên.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mỗi người cần phải tự mình tạo nên cuộc sống chứ không phải thụ động chờ đợi những điều may mắn bất ngờ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Giải thích: Từ việc giải thích các cụm từ quà tặng bất ngờ của cuộc sống và tự mình tạo nên cuộc sống, thí sinh nêu khái quát nội dung ý kiến
– Bàn luận:
+ Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí.
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục.
– Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại của mình”.
Bằng hiểu biết về bài thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hai ý kiến về Đàn ghi ta của Lorca
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, ý kiến về bài thơ
– Giải thích hai ý kiến
– Làm sáng tỏ hai ý kiến qua việc phân tích tác phẩm
– Bình luận về hai ý kiến
d. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu