Chương VII: Ảnh của vật thật qua thấu kính phân kỳ
Chương VII: Thấu kính là gì? phân loại thấu kính
1/ Khái niệm ảnh, vật qua thấu kính phân kỳ
a/ ảnh là gì?
ảnh của một điểm sáng qua thấu kính hội tụ là điểm đồng qui của chùm tia đi ra khỏi thấu kính (chùm tia ló) hoặc phần kéo dài của chúng.
- ảnh là thật nếu chùm tia ló là chùm tia hội tụ
- ảnh là ảo nếu chùm tia ló là chùm tia phân kì
b/ vật là gì?
vật sáng là một nguồn phát sáng là điểm đồng qui của chùm tia tới thấu kính
- vật là thậtnếu chùm tia tới là chùm tia phân kỳ
- vật là ảo nếu chùm tia tới là chùm tia hội tụ
2/ Các tia đặc biệt qua thấu kính phân kỳ
- Tia tới song song với trục chính → tia ló đi qua tiêu điểm chính (tia số 1)
- Tia tới đi qua quang tâm → tia ló truyền thẳng (tia số 2)
- Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính → tia ló song song với trục chính (tia số 3)
3/ Các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính phân kỳ
a/ Trường hợp vật thật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ:
Cách vẽ: Coi vật sáng có điểm ngọn là B, điểm gốc là A.
- Từ điểm B vẽ tia song song với trục chính của thấu kính (tia số 1) thu được tia ló đi qua có phần kéo dài đi qua tiêu điểm F’ (tiêu điểm ảnh của thấu kính phân kỳ).
- Từ điểm B vẽ tiếp tia đi qua quang tâm O của thấu kính (tia số 2) thu được tia ló truyền thẳng qua O
- Giao điểm của tia số 1 và tia số 2 là điểm B’ ảnh của điểm B. Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính của thấu kính => điểm A’
- Lưu ý: ảnh của vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo
Các trường hợp tạo ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kỳ
b/ Trường vật sáng AB đặt theo phương bất kỳ và tia tới thấu kính là bất kỳ
Cách vẽ tương tự như trường hợp của thấu kính hội tụ phải sử dụng trục phụ và tiêu điểm phụ