Chương IV: Từ trường là gì? đường sức từ, cảm ứng từ
Chương IV: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện
Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt bao quanh nam châm, dòng điện. Từ trường gây ra lực từ (lực tương tác) lên nam châm, dòng điện khác hoặc các vật có từ tính đặt trong đó.
1/ Từ trường là gì?
Từ trường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, để kiểm tra có từ trường tồn tại xung quanh một vật hay không ta đưa lại gần vật đó một vật có từ tính (có tính chất từ)
Các ví dụ chứng minh sự tồn tại của từ trường xung quanh nam châm, dòng điện biểu hiện bằng việc gây ra lực từ lên các vật có từ tính khác.
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện nên, các bạn có thể định nghĩa từ trường một cách tổng quát như sau:
Đối với các nam châm vĩnh cửu, ta đưa vào lý thuyết dòng điện phân tử (dòng điện ở cấp độ rất nhỏ) để giải thích nguyên nhân tại khi chia tách hai cực của một nam châm ra ta lại được hai nam châm mới với hai cực khác biệt.
Dòng điện phân tử bên trong nam châm vĩnh cửu luôn định hướng theo chiều cố định hình thành nên các cực của nam châm. Chính vì lý do đó mà việc tách riêng hai cực của nam châm ra ta lại thu được 2 nam châm riêng biệt chứ không phải hai cực riêng biệt.
2/ Đường sức từ:
Qui ước chiều của đường sức từ là chiều đi ra từ cực bắc, đi vào từ cực nam của một kim nam châm đặt tại một điểm mà ta xét.
Đường sức từ xung quanh một nam châm thẳng
3/ Cảm ứng từ:
Trái đất được coi là một nam châm khổng lồ với cực bắc và cực nam gần trùng với cực bắc địa lý và cực nam địa lý của Trái đất. Cảm ứng từ của trái đất rất nhỏ và o khoảng 0,00005 Tesla.
Nam châm điện mạnh nhất thế giới có cảm ứng B vào khoảng 80 đến 100Tesla đặt tại viện nghiên cứu của Đức. (Số liệu năm 2006)
4. Từ trường đều: