Chương IV: Từ trường của dòng điện có hình dạng đặc biệt
Chương IV: Nam châm là gì? các tính chất của nam châm (Đọc thêm)
1/ Từ trường của dòng điện thẳng dài:
Từ trường của dòng điện thẳng dài có các đường sức từ là những đường tròn đồng tâm nằm trong cùng một mặt phẳng mà ta xét.
Qui tắc bàn tay phải 1 xác định chiều của các đường sức từ: Nắm tay phải dọc theo dòng điện, ngón cái chỉ chiều dòng điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều đường sức từ
Quy tắc tay phải 1: xác định véc tơ cảm ứng từ ⃗BB→ gây ra tại một điểm. ⃗BB→ có phương tiếp tuyến với cảm ứng từ tại điểm cần xét.
2/ Từ trường của dòng điện tròn.
Đường sức từ của dòng điện tròn là các đường không cắt nhau.
Quy tắc tay phải 2: xác định chiều cảm ứng từ của dòng điện tròn.
Quy tắc tay phải 2: chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện, ngón cái chỉ chiều của véc tơ cảm ứng từ ⃗BB→
3/ Từ trường của ống dây hình trụ
Đường sức từ bên trong ống dây hình trụ. Chiều các đường sức từ tuân theo qui tắc tay phải 2
Giải thích cách chế tạo nam châm điện
Nam châm điện: gồm dây điện cuốn thành vòng quanh một lõi sắt
Khi có dòng điện chạy qua, từ trường bên trong lòng cuộn dây cuốn quanh lõi sắt tuân theo qui tắc bàn tay phải 2. Nó có chiều đi vào và đi ra (giống như nam châm thẳng). Sắt là một loại vật liệu từ hóa (có khả năng nhiễm từ) nên lõi sắt biến thành một nam châm thẳng có cực bắc trùng với chiều đi ra của các đường cảm ứng từ, cực còn lại là cực nam.
4/ Nguyên lý chồng chất từ trường:
Cách vẽ chiều của dòng điện hoặc cảm ứng từ trong không gian và trong mặt phẳng