Bài 36: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiếp)

Bài 36: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiếp)

Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên Môi trường biển đảo

Bài 36: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiếp)

Bài 36: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiếp)

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nông nghiệp

  •  Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Bình quân lương thực theo đầu người là 1066,3 kg gấp 2,3 lần trung bình cả nước ( năm 2002 ).
  • Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
  • Có tiềm năng cây công nghiệp
  • Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
  • Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% cả nước nhiều nhất các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
  • Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

2. Công nghiệp

  • Tỉ trọng công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng ( năm 2002 )
  • Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các TP và thị xã.
  • Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

3. Dịch vụ

  • Xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80%) năm 2002, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả
  • Du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo.

V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ

  • Các TP Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Trong đó Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.
  • Bài 36: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiếp)

  • Bài 36: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiếp)

Thảo luận cho bài: Bài 36: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiếp)