Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Cấu tạo và chức năng của da

GIẢI BÀI TẬP VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

1. Lệnh mục I

– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khoẻ?

– Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào về sức khoẻ?

– Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?

Trả lời:

* Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau:

Quá trình lọc máu bị trì trộ -> Các chất cặn bã và các chất độc hại tích tụ trong máu -» Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận toàn bộ dẫn tới hôn mê và chết.

* Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả —> Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết các chất độc căn bã độc hại bị giảm -> Môi trường trong bị biến đổi —> Trao đổi chất bị rối loạn —> Ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ.

– Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có thể hoà thẳng vào máu -> Gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận.

* Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được – Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt – Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

2. Lệnh mục II

Điển vào các ô trống trong bảng 40 bằng các nội dung thích hợp. 

Bảng 40. Cơ sở khoa học và thói quen sống khoa 

STT

Các thói quen sống khoa học

  Cơ sở khoa học  

1

 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu           

2

 Khẩu phần ăn uống hợp lí:

 –     Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

 –     Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

 –           Uống đủ nước.

3

 Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay. Không nên nhịn lâu.   

Trả lời:

 STT 

Các thói quen sống khoa học

Cơ sở khoa học

1

 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu             Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.

2

 Khẩu phần ăn uống hợp lí:

 –   Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

 –   Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

 –   Uống đủ nước.

 –  Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi

 –   Hạn chế tác hại của các chất.

 –   Tạo điều kiộn thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.

3

 Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay. Không nên nhịn lâu.     –   Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.

 –    Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái

 

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HÒI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1. Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Trả lời:

Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nưóc tiểu như các chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lí, các vi sinh vật gây bệnh.

Vì vậy cần:

– Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

– Khẩu phần ăn uống hợp lí, vệ sinh.

– Đi tiểu đúng lúc.

Giải bài tập 2. Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học nếu em chưa có.

Trả lời:

Học sinh tự trả lời

Thảo luận cho bài: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu