Vệ Sinh Da

Vệ Sinh Da

Giới thiệu chung về hệ thần kinh

GIẢI BÀI TẬP VỆ SINH DA

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

1. Lệnh mục I

– Da bẩn có hại như thế nào?

– Da bị xây xát có hại như thế nào?

Trả lời:

– Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da, da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ.

– Da xây xát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván…

2. Lệnh mục II

– Hãy đánh dấu X vào bảng 42 – 1 để chỉ những hình thức mà em cho là phù hợp với rèn luyện da. 

Vệ Sinh Da

Vệ Sinh Da

Bảng 42 – 1. Các hình thức rèn luyện da

Trả lời:

 

– Các biện pháp là:

+ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.

+ Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.

3. Lệnh mục III

Em hãy điền vào bảng 42 – 2, nêu tóm tắt biểu hiện của bênh và cách phòng chống.

Bảng 42-2. Các bệnh ngoài da và cách phòng chống.

STT

Bệnh ngoài da

Biểu hiện

Cách phòng chống

1

2

3

4

Trả lời:

Học sinh có thể tự liệt kê các bệnh như ghẻ, ngứa, nấm…. Từ những kiến khức thực tế.

Cách phòng chống chung là

– Giữ cho da sạch sẽ, năng tắm rửa, thay giặt quần áo.

– Chống làm xây xát da, chống bỏng, chống lây bệnh cho da…

– Rèn luyện da thích hợp với tình trạng cơ thể và nâng dần sức chịu đựng bằng các hình thức: tắm nắng buổi sớm, tắm nước lạnh về mùa hè, tắm nước nóng về mùa đông kết hợp xoa bóp…

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 136 SGK sinh học 8: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp dó.

Trả lời:

Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, nếu không giữ cho da sạch sẽ thì dễ mắc các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào. Đặc biệt các vết thương ở chân dễ tiếp xúc với bùn, đất bẩn có thể mắc bệnh uốn ván. Cần đề phòng tránh bị bỏng nhiệt, bỏng do vôi tôi, do hoá chất, do điện Để phòng bệnh, cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, tránh làm da bị xây xát, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời. Bị bỏng do nước sôi nên sơ cứu ngay bằng cách ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh và sạch, sau đó bôi thuốc mỡ chống bỏng. Nếu bỏng nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Cơ cở của các biện pháp là:  

Giải bài tập 2 trang 136 SGK sinh học 8: Hãy rửa mặt, chán tay sau khi lao động, khi di học về tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ nén tắm nấng lúc 8 -9 giờ sáng, thời gian chừng 30 – 45 phút.

Trả lời:

Hoc sinh tự thực hiện.

Thảo luận cho bài: Vệ Sinh Da