Ứng động (Sinh học lớp 11)
GIẢI BÀI TẬP ỨNG ĐỘNG
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU IIỎI SÁCII GIÁO KHOA
A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
♦ So sánh tìm sự khác biệt trong phản ứng hướng sáng của cây (hình 23.1 a) và vận động và hoa (hình 24.1 ).
Trả lời:
– Ở điều kiện chiếu sáng từ một phía thân cây non sinh trưởng hướng về một phía có nguồn sáng.
– Vận động nở hoa do tác dộng của kích thích không định hướng là ánh sáng, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau.
Hình 24.1 – ứng động nở hoa của cây bồ công anh
♦ Quan sát hình 24.2 và cho biết hiện tượng gì xảy ra khi va chạm vào cây trinh nữ.
Trả lời:
Khi va chạm vào cây trinh nữ cuống lá cụp xuống
Hình 24.2. – ứng dộng ở cây trinh nữ
♦ Hãy nêu vai trò của ứng động dối với đời sống thực vật.
Trả lời:
Ứng động giúp cây thích nghi da dạng đối với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Giải bài tập 1 trang 104 SGK sinh học 11: Ứng động sinh trưởng là gì?
Trả lời:
Ứng động sinh trưởng là phản ứng sinh trưởng của các cơ quan hình dẹp (lá, hoa) ở cơ thể thực vật đối với sự biến đổi của tác nhân ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng) tác động khuếch tán mọi phía.
Giải bài tập 2 trang 104 SGK sinh học 11: Cơ quan nào có hoa có ứng dộng sinh trưởng.
Trả lời:
Cụm hoa có ứng dộng sinh trưởng.
Giải bài tập 3 trang 104 SGK sinh học 11: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?
Trả lời:
Sự vận động nỏ hoa là quang ứng động.
Giải bài tập 4 trang 104 SGK sinh học 11: Phân biệt ứng đọng không sinh trưởng và ứng động sinh trường.
Trả lời:
– Ứng động sinh trưỏng là kiểu ứng động, trong dó các tế bào ở hai phía đối diện nhau ở cơ quan (lá, cánh hoa,…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không dinh hướng của tác nhân ngoại cảnh.
– Ứng dộng không sinh trưởng là kiểu ứng dộng không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
5. Nêu vai trò của ứng động đối với đới sống của thực vật.
Trả lời:
Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cây tồn tại và phát triển.
II. CÂU HỎI BỔ SUNG
Sự vận động ngủ của lá thuộc ứng động sinh trưởng nào?
Trả lời:
Sự vận động ngủ của lá thuộc quang ứng động.