Sự tuần hoàn máu (tiếp)

Sự tuần hoàn máu (tiếp)

Cân bằng nội môi (tiếp)

GIẢI BÀI TẬP TUẦN HOÀN MÁU TIẾP THEO

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

A. PHÁN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

♦ Nghiên cứu bủng 19.1 và tra lời các câu hỏi dưới đây:

– Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể.

– Tại sao cớ sự khác nhau về nhịp tim ở các loại động vật?

Bảng 19.1. Nhịp tim của thú

Động vật

Nhịp tim/phút

Voi

25-40

Trâu

40-50

50-70

Lợn

60-90

Mèo

110- 130

Chuột

720-780

Trả lời:

– Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

– Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật là do chúng có chu kì tim khác nhau.

♦ – Tại sao tim đập nhanh và mạnh lên làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm ?

– Tại sao khi cơ thế mất máu thì huyết áp giảm?

Trả lời:

– Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng vì khi tim đập nhanh và mạnh đẩy một lượng lớn máu vào động mạch đồng thời tạo một áp lực lớn tác dụng lên thành mạch làm huyết áp tăng. Ngược lại, khi tim đập chậm và yếu dẩy một lượng máu ít hơn vào động mạch, đồng thời tạo một áp lực yếu hơn tác động vào thành mạch làm huyết áp giảm.

– Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm vì khối lượng máu bị giảm là một trong những yếu tố làm huyết áp giảm.

♦ Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống)

Bảng 19.2. Biến động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành

Loại mạch

Động mạch chủ

Động mạch lớn

Tiểu động mạch

Mao 

mạch

Tiểu tĩnh mạch

Tĩnh

mạch chủ

Huyết áp (mmHg)

120-

140

110-

125

40-60

20-40

10- 15

= 0

Trả lời:

Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành:

+ Ở động mạch chủ: huyết áp tâm thu là 140 mmHg, huyết áp tâm trương là 120 mmHg.

+ Ở động mạch lớn: huyết áp tâm thu là 125 mmHg, huyết áp tâm trương là 110 mmHg.

+ Ớ tiểu động mạch: huyết áp tâm thu là 60 mmHg, huyết áp tâm trương là 40 mmHg.

+ Ở mao mạch: huyết áp tâm thu là 40 mmHg, huyết áp tâm trương là 20 mmHg.

+ Ở tiểu mao mạch: huyết áp tâm thu là 15 mmHg, huyết áp tâm trương là 10 mmHg.

+ Ở tĩnh mạch chủ: huyết áp bằng 0.

♦ Quan sát hình 19.4. sau đỏ trả lời các câu hỏi sau:

– Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

– So sánh tổng tiết diện của các loại mạch.

– Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch.

Sự tuần hoàn máu (tiếp)

Sự tuần hoàn máu (tiếp)

Hình 19.4 – Biến động của vận tốc máu trong hệ thống

 

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng ?

Trả lời:

Tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nhờ:

– cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.

– hệ dẫn truyền tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.

2. Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim?

Trả lời:

Hình 19.1. – Hệ dẫn truyền tim

 

3. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Trả lời:

Huyết áp giảm dần trong hệ mạch (từ động mạch chủ —» động mạch lớn -» tiểu động mạch -> tĩnh mạch chủ) là do càng ra xa tim áp lực máu (do tim co bóp đẩy máu) tác dụng lên thành mạch càng giảm.

4. Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.

Trả lời:

Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.

Thảo luận cho bài: Sự tuần hoàn máu (tiếp)