Tuần 6: Luyện từ và câu (Hữu nghị – Hợp tác)
Tuần 7: Chính tả Dòng kinh quê hương
Câu 1: Xếp những từ có tiếng “hữu” cho dưới đây thành hai nhóm a và b.
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”.
b) Hữu có nghĩa là “có”.
(hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng)
Gợi ý: Xếp những từ có nghĩa hữu đã cho thành hai nhóm a, b như sau:
* Nhóm a: Hữu có nghĩa là bạn bè, gồm các từ: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
* Nhóm b: Hữu có nghĩa là có, gồm các từ: hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.
Câu 2: Xếp các từ có tiếng “hợp” cho dưới đây thành hai nhóm a và b.
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại”.
b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu”.
(hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp)
Gợi ý: Xếp các từ có tiếng hợp cho trước thành hai nhóm a, b như sau:
* Nhóm a: Hợp có nghĩa là gộp lại, gồm: hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
* Nhóm b: Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Câu 3: Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2.
Gợi ý: Đặt câu với một từ ở bài tập 1 và một câu ở bài tập 2:
* Hữu:
– Chúng ta đều là bạn hữu của nhau.
– Cái nón của mình tuy cũ nhưng còn hữu dụng lắm.
* Hợp:
– Chúng mình phải hợp lực lại mới khiêng được hòn đá này.
– Lời đề nghị của bạn lớp trưởng vào lúc này là rất thích hợp.