Tuần 5: Luyện từ và câu (Từ đồng âm)
Tuần 4: Chính tả Anh Bộ Đội cụ Hồ gốc Bỉ
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình:
a) Trạng thái bình thản.
b) Trạng thái không có chiến tranh.
c) Trạng thái hiền hòa, yên ả.
Gợi ý: Chọn câu trả lời đúng nghĩa từ hòa bình, như sau:
– Chọn (b) trạng thái không có chiến tranh.
Câu 2: Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình:
— bình yên – bình thản
— lặng yên – thái bình
— hiền hòa — thanh thản
— thanh bình – yên tĩnh
Gợi ý: Những từ đồng nghĩa với từ hòa bình là: bình yên, thanh bình, thái bình.
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết.
Gợi ý: Đoạn văn miêu ta cánh thanh bình của một miền quê:
Quê tôi thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung. Mảnh đất ấy tuy còn nghèo nhưng họ sống với nhau thật tình cảm, thật đầm ấm. Từ khi tôi biết, tôi hiểu thì ở đây họ sống với nhau bằng cái tình. Nghĩa là bằng sự chia sẻ “bát cơm manh áo” cho nhau. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh đôi co, cãi lộn hay giằng xé nhau một cái gì đó. Và cũng chưa bao giờ thấy cảnh trộm cắp, trấn lột xảy ra ở đây. Có thể nói là một miền quê yên ả thanh bình. Tôi yêu quê mình lắm.
TIẾT 2: TỪ ĐỒNG ÂM
Câu 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau đây:
a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
b) Hòn đá – đá bóng
c) Ba và má – ba tuổi
Gợi ý: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm, như sau:
– Đồng (trong cánh đồng): là một khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng để cày cấy trồng trọt.
– Đồng (trong tượng đồng): kim loại có màu đỏ thường dùng để kéo dây điện, dát mỏng, đúc tượng… để ví một cái gì bền vững theo quan niệm của người xưa.
– Đồng (trong một nghìn đồng): dùng để chỉ đơn vị tiền tệ.
– Đá (trong hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
– Đá (trong đá bóng): một động tác dùng chân đưa bóng đi một nơi nào đó của con người.
– Ba, má (trong ba và má): dùng để chỉ những người đã sinh và nuôi dưỡng mình.
– Ba (trong ba tuổi): từ chỉ số lượng 1, 2, 3, 4…
Câu 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm bàn, cờ, nước.
Gợi ý: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm:
* Bàn:
– Tôi muốn bàn với anh một việc.
– Cái bàn này tôi vừa mới mua.
* Cờ:
– Cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa là Quốc kì của ta.
– Bố em đang chơi cờ với bác hàng xóm.
* Nước:
– Rót hộ mình một li nước!
– Cậu đi một nước cờ hay thiệt.
Câu 3: Đọc truyện Tiền tiêu (SGK TV5 tập 1 trang 52) và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyên sang làm việc tại ngân hàng.
Gợi ý: Đọc truyện Tiển tiêu và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
– Là vì Nam nhầm lẫn hai từ “tiển tiêu” (vị trí quan trọng, nơi có bô” trí canh gác ở phía trước khu vực đóng quân hướng về phía địch) với “tiền tiêu” (tiền dùng để xài, mua bán thứ gì đó phục vụ cho cuộc sống).
Câu 4: Đố vui:
a) Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu
(Là con gì)
b) Hai cây cùng có một tên
Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường
Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.
Gợi ý:
– Câu a: Là con chó thui đã được nướng chín (chứ không phải là số 9).
– Câu b: Là cây hoa súng và khẩu súng.