Tuần 11: Luyện từ và câu (Đại từ xưng hô – Quan hệ từ)
Tuần 12: Chính tả Mùa thảo quả
Câu 1: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ trong đoạn văn đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 106).
Gợi ý: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi từ trong đoạn văn đã cho như sau:
– Các đại từ xưng hô của Thỏ:
+ Mi (chỉ Rùa – ngôi thứ hai)
+ Ta (tự chỉ mình – ngôi thứ nhât)
Thái độ của Thỏ khi dùng hai đại từ trên thể hiện sự chủ quan, tự phụ, kiêu căng coi thường người khác.
– Các đại từ xưng hô của Rùa:
+ Anh (chỉ Thỏ – ngôi thứ hai)
+ Tôi (tự chỉ mình – ngôi thứ nhât)
Thái độ của Rùa khi dùng hai đại từ đó thể hiện sự giao tiếp lịch sự, khiêm tốn, nhã nhặn, bản lĩnh, tự tin.
Câu 2: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta điền vào ô trống thích hợp trong đoạn văn cho trước (SGK TV5 tập 1 trang 106).
Gợi ý: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn như sau:
Bồ Chao hốt hoảng kể với bạn:
– Tôi và Tu Hú …… chống trời. Tôi ngước nhìn …… mây xanh. Nó tựa như…..
Thấy vậy, Bồ Các ……
– Tôi cũng từng bay …… Nó cao hơn …… mà chúng ta thường gặp ………..
TIẾT 2: QUAN HỆ TỪ
Câu 1: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng.
a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ ri giảng về từng loại cây.
Gợi ý: Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng, như sau:
a) Đó là những từ:
-Và: có tác dụng nối Chim, Mây, Nước với Hoa (các từ này cũng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.
– Rằng: biểu thị quan hệ chính phụ.
– Của: có tác dụng nối “tiếng hót kì diệu với Họa Mi” biểu thị quan hệ sở hữu.
b) Và: có tác dụng nối “to với nặng” (hai từ đều làm nhiệm vụ định ngữ bố sung ý nghĩa cho cụm danh từ “những hạt mưa”).
c) Với: có tác dụng nôi từ “ngồi” với từ “ông nội”. Từ “ông nội” bổ sung ý nghĩa cho động từ “ngồi”.
– Về: có tác dụng nội từ “giảng” với cụm từ “từng loại cây”, cụm từ này bổ sung ý nghĩa cho động từ “giảng”.
Câu 2: Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.
a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.
Gợi ý: Tìm cặp quan hệ từ trong các câu cho trước và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận, như sau:
a) Đó là cặp: Vì ….. nên (nguyên nhân – kết quả).
b) Đó là cặp: Tuy …… nhưng (quan hệ đốì lập).
Câu 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ và, nhưng, của.
Gợi ý: Đặt câu với mỗi quan hệ từ “và, nhưng, của”:
– và: Em và Ngọc đều là học sinh giỏi năm lớp Bốn.
– nhưng: Mai học bài mau thuộc hơn em nhưng lại hay quên.
– của: Cái bút này là của chị Hai tôi tặng tôi.