Tế bào nhân thực

 Tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực (tiếp theo)

GIẢI BÀI TẬP TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

A. PHẦN TÌM HIỂU, THẢO LUẬN

▼ Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau Đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân.

Em hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này chứng minh được diều gì về nhân tế bào?

Trả lời:

Các con ếch này có đặc điểm của loài B.

Thí nghiệm chứng minh, nhân chứa vật chất di truyền. 

▼ Dựa vào hình 8.2 SGK Sinh học 10 hãy cho biết những bộ phận nào của tế bào tham gia vận chuyển protein ra khỏi tế bào?

Cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi

Trả lời:

Lưới nội chất —> bộ máy Gôngi -> màng sinh chất.

Tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Giải bài tập 1 trang 39 SGK sinh học 10: Mô tả cấu trúc của nhân tê bào.

Trả lời:

Nhân tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch

nhân chứa nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.

Giải bài tập 2 trang 39 SGK sinh học 10: Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.

Trả lời:

– Chức năng của lưới nội chất trơn: tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy độc hại đối với cơ thể.

– Chức năng của lưới nội chất hạt: tổng hợp prôtêin tiết ra khỏi tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

Giải bài tập 3 trang 39 SGK sinh học 10: Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.

Trả lời:

– Cấu trúc bộ máy Gôngi: gồm chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.

– Chức năng của bộ máy Gôngi: là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.

Giải bài tập 4 trang 39 SGK sinh học 10: Trong cơ thể tế bào nào sau đày có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?

Trả lời:

a. Tê bào hồng cầu.                       b. Tế bào bạch cầu.

c. Tế bào biểu bì.                          d. Tê bào cơ.

Dáp án; b. 

Giải bài tập 5 trang 39 SGK sinh học 10: Nêu cấu tạo và chức năng của ribôxôm.

Trả lời:

– Cấu tạo của ribôxôm: gồm một số loại rARN và prôtêin khác nhau.

– Chức năng của ribôxôm: tổng hợp prôtêin của tế bào.

Giải bài tập 6 trang 39 SGK sinh học 10: Nêu các điểm khác hiệt về cấu trúc giữa tế bào nhàn sơ và nhân thực.

Trả lời:

Tê bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.

Thảo luận cho bài: Tế bào nhân thực