Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo)
I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH
1. Lệnh 1 mục 1
Thí nghiệm 1: Để chứng minh cây cần nước như thế nào, Bạn Minh đã trồng cải vào 2 chậu đất, bạn tưới nước đều cả 2 chậu cho đến khi cây mọc rễ, tươi tốt như nhau.
Những ngày tiếp theo bạn tưới nước hằng ngày cho chậu A, còn châu B không tưới nước.
– Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
– Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm và giải thích.
Trả lời
– Để chứng minh cây cần nước như thế nào.
– Chậu B sẽ chết vì nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết.
2. Lệnh 2 mục 1
Thí nghiệm 2: Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm đã làm trước ở nhà về lượng nước chứa trong các loại cây, quả, hạt, củ.
Câu hỏi thảo luận:
– Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?
– Hãy kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước?
– * Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?
Trả lời
– Thí nghiêm chứng minh tất cả các loại cây, quả, củ, hạt đều chứa nước. Lượng nước chứa trong các loại cây, các bộ phận của cây không giống nhau.
– Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
– Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất.
3. Lệnh 1 mục 2
Thí nghiệm 3: Bạn Tuấn trồng cây trong các chậu:
– Chậu A: có đủ các muối khoáng hoà tan: muối đạm, muối lân, muối kali,…
– Chậu B: thiếu muối đạm.
Sau hai tuần có kết quả như H. 11.1.
– Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?
– Dựa vào thí nghiệm trên, em hãy thử thiết kế một thí nghiệm để giải thích về tác dụng của muối lân hoặc muối kali đối với cây trồng.
Trả lời
– Thí nghiệm trên chứng minh vai trò của muối khoáng đối với cây trồng.
Bạn Tuấn trồng cây trong các chậu:
– Chậu A : có đủ các muối khoáng hoà tan trừ lân.
– Chậu B : có đủ các muối khoáng hoà tan trừ kali.
– Chậu C : có đủ các muối khoáng hoà tan.
Sau một thời gian có kết quả là:
– Chậu A do thiếu muối lân cây sẽ mềm yếu, đẻ nhánh kém, sinh trưởng của rễ kém (đối với cây ăn quả cho năng suất thấp, quả chín muộn).
– Chậu B do thiếu kali cây chậm lớn, mép lá cây thường quăn, lá vàng khồ.
– Chậu C cây sinh trưởng bình thường.
4. Lênh 2 mục 2
– Em hiểu như thế nào vể vai trò của muối khoáng đối với cây?
– Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định điều gì?
– Hãy lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.
Trả lời
– Khi trồng cây nếu thiếu muối đạm cây trồng sẽ phát triển kém, năng suất thấp.
– Nếu thiếu muối lân cây sẽ mềm yếu, đẻ nhánh kém, sinh trưởng của rễ kém. Đối với cây ăn quả cho năng suất thấp, quả chín muộn.
– Nếu thiếu kali cây chậm lớn, mép lá cây thường quăn, lá vàng khô.
Nhu cầu về các loại muối khoáng là khác nhau đối với cây trồng.
+ Những loại rau trồng ăn lá, thân (rau cải, cải bắp, su hào,…) cần nhiều muối đạm. Những loại cây trồng lấy quả, hạt (lúa, ngô, đậu, cà chua,…) cần nhiều muối đạm, muối lân.
Những loại cây trồng lấy củ (khoai lang, cà rốt,…) cần nhiều muối kali.
+ Ngoài những loại muối khoáng cần nhiều cho cây như: đạm, lân, kali cây còn cần nhiều loại phân vi lượng khác.
II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 37 SGK: Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.
Trả lời
– Nước và muối khoáng rất cần thiết cho đời sống của cây, nếu thiếu nước và muối khoáng thì mọi hoạt động sống của cây sẽ bị rối loạn, đình trệ.
– Lưu ý: Khi trồng cây, nếu thiếu muối đạm cây sẽ phát triển kém, năng suất thấp. Nếu thiếu muối lân cây sẽ mềm yếu, đẻ nhánh kém, sinh trưởng của rễ kém; đối với cây ăn quả cho năng suất thấp, quả chín muộn. Nếu thiếu kali cây chậm lớn, mép lá cây thường quăn, lá màu vàng khô.
Những loại rau trồng ăn lá, thân (rau cải, cải bắp, su hào…) cần nhiểu muối đạm. Những loại cây trồng lấy quả, hạt (lúa, ngô, đậu, cà chua…) cần nhiều muối đạm, muối lân. Những loại cây trồng lấy củ (khoai tây, khoai lang, cà rốt…) cần nhiều muối kali.
Ngoài những loại muối khoáng như: đạm, lân, kali, cây còn cần một lượng rất nhỏ các loại phân khác (gọi là phân vi lượng).
– Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển đến mạch gỗ bằng 2 con đường: từ lông hút qua các tế bào mô mểm vỏ rồi đến mạch gỗ, và từ các tế bào biểu bì của rễ, qua khe hở giữa các tế bào mô mềm vỏ rồi đến mạch gỗ. Con đường chính hút nước và muối khoáng hoà tan qua lông hút.
– Còn các cây sống trong nước, hút trực tiếp nước và muối khoáng hoà tan qua khắp bề mặt biểu bì của cả rễ, thân, lá. Các cây sống trên mặt nước hút trực tiếp nước và muối khoáng hoà tan qua khắp bề mặt biểu bì của rễ.
Giải bài tập 2 trang 37 SGK: Có thể làm nhưng thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng?
Trả lời
Thí nghiệm chứng minh cây cần nước:
– Trồng cải vào 2 chậu đất, bạn tưới nước đểu cả 2 chậu cho đến khi cây mọc rễ, tươi tốt như nhau.
– Những ngày tiếp theo bạn tưới nước hằng ngày cho chậu A, còn chậu B không tưới nước.
Thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng:
Tiến hành thí nghiệm sau:
Trồng cây trong dung dịch:
– Chậu A: chứa dung dịch có đủ các muối khoáng hoà tan: muối đạm, muối lân, muối kali…
– Chậu B: dung dịch thiếu muối đạm (thiếu muối lân; thiếu muối kali)
Giải bài tập 3 trang 37 SGK: Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
Trả lời
Loại cây:
– Những loại rau trồng ăn lá, thân (rau cải, cải bắp, su hào,…) cần nhiều muối đạm.
– Những loại cây trồng lấy quả, hạt (lúa, ngô, đậu, cà chua,…) cần nhiều muối đạm, muối lân.
– Những loại cây trồng lấy củ (khoai lang, cà rốt,…) cần nhiều muối kali.
Thời kì sinh trưởng:
Mọc cành, đẻ nhánh, sắp ra hoa cần nhiều nước và muối khoáng.