Nấm

Nấm (Sinh học lớp 6)

Nấm (tiếp)

Cơ thể nấm gồm những sợi không màu, một số ít có cấu tạo đơn bào (nấm men). Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm.

Có nấm lớn nhưng cũng có nấm rất bé, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy rõ. Nấm sinh sản chủ yếu bằng bào tử.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 6 trang 167

Câu 1. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào?  Chúng sinh sản bằng gì?

Trả lời:

Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.

Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).

*   Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.

 

Câu 2.  Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ?

Trả lời: 

–   Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.

–   Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.

Câu 3. Nấm giống và khác tảo ở điểm nào ?

Trả lời: + Giống nhau:

–    Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

–    Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

–    Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau:   Khác nhau giữa nấm và tảo

Nấm

Tảo

– Sông ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác. – Sống trong môi trường nước.
– Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ. -Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.
– Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh. – Sống tự dưỡng

 

Câu 4. Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt. hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm…. các loại nấm mũ khác nhau.

Nấm mốc xanh, nấm nen, nấm rơm

***** CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT ! *****

Thảo luận cho bài: Nấm