Soạn bài: Tập đọc Trước cổng trời
Soạn bài: Tập đọc Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên Sông Đà
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
– Bài thơ được viết theo thể năm chữ. Nhịp thơ đều đặn. Mỗi dòng là một nhịp. Âm điệu tươi vui phấn khỏi trước vẻ đẹp và sự ấm cúng của cuộc sống người dân ở vùng cao.
– Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi hình, gợi tả.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
Câu 1: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
– Trả lời: Địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”, vì địa điểm ấy nằm ở vị trí rất cao trên đỉnh núi ở giữa hai vách đá. Ở dưới nhìn lên, hai vách đá tựa như hai cái cột sừng sững giữa trời xanh, cửa cổng là một khoảng không gian có gió thoảng mây trôi; đem đến cho ta một cảm giác như là một lối đi lên trời, ở đó có một cái cổng.
Câu 2: Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
Trả lời: Thiên nhiên ở đây thật đẹp, thật hùng vĩ. cổng trời sừng sững hiện ra. Đứng ở cổng trời, người ta có cảm giác như đang đứng giữa những đám mây đang bồng bềnh trôi dưới chân mình, trôi trên những cánh rừng bạt ngàn cây trái. Xung quanh ta nhuộm bao sắc màu cỏ hoa, có thác reo ngân nga như một bản nhạc, có đàn dê đang soi mình bên bờ suối… Cảm giác như ta đang lạc vào một chốn bồng lai tiên cảnh.
Câu 3: Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Trả lời: (Tùy theo cảm xúc của mình để chọn những cảnh vật mà mình cho là thích nhất). Ví dụ em chọn cảnh: Đứng ở cổng trời nhìn ra xa là những cánh rừng bạt ngàn một màu xanh bất tận. Chen lẫn giữa màu xanh ấy là những sắc màu của cỏ hoa, tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩ và cũng thật kì ảo. Hoặc là cảnh khi ráng chiều xuất hiện, ánh nắng yếu ớt nhuộm vàng những vạt nương rẫy và hơi sương bốc lên lan tỏa như hơi khói tạo nên một cảm giác như thực như mơ, thật là huyền diệu.
Câu 4: Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời: Điều đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên chính là cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người ở đây: Tiếng nhạc ngựa rung lên vang động khắp cả cánh rừng, người Tày từ khắp ngả hăng hái đi gặt lúa, trồng rau. Còn người Giáy, người Dao thì say sưa đi tìm măng, hái nấm. Cuộc sống, lao động ở đây thật nhộn nhịp và sôi động.
* Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sông lao động nhộn nhịp, sôi động của nhân dân ở những vùng cao.