Soạn bài: Tập đọc Thư gửi các học sinh

TUẦN 1: TẬP ĐỌC

SOẠN BÀI THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

Soạn bài: Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa

A. Kĩ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

– Phát âm đúng chuẩn xác các từ ngữ của bức thư. Phối hợp tót cách ngắt giọng lô-gích và biểu cảm để ngừng nghỉ đúng chỗ. Ví dụ: “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn / ngày nay / chúng ta cần xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta / làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu //…

– Nhấn giọng ở những từ ngữ: xây dựng lại; trông mong; chờ đợi; tươi đẹp; hay không; sánh vai; phần lớn.

SOẠN BÀI THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

SOẠN BÀI THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Để cảm nhận được giá trị nội dung của bức thư, trước hết, em cần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bức thư.

1. Hoàn cảnh ra đời của bức thư

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cương vị là Chủ tịch nước, tuy bận trăm công nghìn việc của Đảng và Chính phủ nhưng Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay) Bác Hồ đã gửi thư cho học sinh cả nước.

2. Nội dung bức thư

Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Trả lời: Trước Cách mạng tháng tám năm 1945, nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, học sinh phải học chương trình do thực dân Pháp quy định. Tiếng Pháp trong nhà trường trở thành thứ tiếng bắt buộc. Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta – thì bị coi là một “ngoại ngữ” không được dùng trong học tập. Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, nước ta giành được độc lập. Vì vậy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có ý nghĩa đặc biệt: ngày khai trường đầu tiên của nước ta sau 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Từ đây trở đi, “chúng ta bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”.

Câu 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Trả lời: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta để lại, làm cho đất nước ta phát triển, theo kịp với các nước khác trên hoàn cầu.

Câu 3: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

Trả lời: Học sinh phải có trách nhiệm: cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, yêu bạn, phấn đấu trở thành những con ngoan, trò giỏi để sau này lớn lên đóng góp tài năng, trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng kiến thiết Tổ quốc, làm cho đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.

* Nội dung chính của bài:

Bác Hồ nói về niềm vinh dự, tự hào của học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và khuyên học sinh phải cô gắng chăm học, tu dưỡng trở thành những con ngoan trò giỏi, kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu.

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Tập đọc Thư gửi các học sinh