Soạn bài Người công dân số một (tiếp theo)

Soạn bài Người công dân số một (tiếp theo)

Tả một chị bán hàng đang làm việc ở cửa hàng bách hóa lúc đông khách

A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

– Giọng đọc rõ ràng, trôi chảy. Luôn thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. Biết ngừng nghỉ ở chỗ có các dấu câu. Biết lên giọng, xuống giọng phù hợp với các loại câu hỏi, câu kể…

Soạn bài Người công dân số một (tiếp theo)

Soạn bài Người công dân số một (tiếp theo)

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Câu 1. Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?

Trả lời: Đều là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có những điểm khác nhau.

– Anh Lê thì có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ, cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé, cho rằng mình khôrg đủ sức đánh lại bọn xâm lược.

– Anh Thành thì không cam chịu sống nô lệ, không cho mình là nhỏ bé, yếu đuối ngược lại anh luôn tin tưởng ở mình, ở ý chí, nghị lực và trí tuệ của bản thân, quyết tâm đi ra ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.

Câu 2: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước, cứu dân thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?

Trả lời: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước, cứu dân thể hiện qua những lời nói và cử chỉ sau:

* Lời nói:

– Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực… Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình.

– Làm thân nô lệ mà muôn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta… Đi ngay có được không anh?

– Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ?

* Cử chỉ: Xòe hai bàn tay ra: “Tiền đây chứ đâu?”

Câu 3: Người công dân số 1 trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

Trả lời: Người công dân số 1 trong đoạn kịch là anh Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi anh Thành – Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số 1” vì anh là người đầu tiên ý thức về công dân của một nước Việt Nam độc lập và chính anh là người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, lãnh đạo nhân dân ta đứng lên giành độc lập cho dân tộc mình, đất nước mình.

* Nội dung chính: Ca ngợi lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đi tìm con đường giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ lập nên một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc.

Thảo luận cho bài: Soạn bài Người công dân số một (tiếp theo)