Soạn bài luật thơ tiếp theo

Soạn bài luật thơ tiếp theo

Soạn bài phát biểu theo chủ đề

I. Gợi ý giải bài tập

1. So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh.

1.1. Bài Mặt trăng

– Gieo vần : 1 vần (độc vần), vần chân (cuối câu), gieo vần cách (bên, đen, lên, hèn).

– Nhịp lẻ : 2/3

– Hài thanh : có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

1.2. Đoạn thơ trong bài Sóng

– Gieo vần :

+ Vần chân, gieo vần cách trong từng khổ ở tiếng cuối câu thứ 2 và 4 :

++ Khổ 1 : thể, trẻ

++ Khổ 2 : em, lên

+ Khổ 1 gieo vần trắc (T) thì khổ 2 gieo vần bằng (B).

– Ngắt nhịp : 3/2

– Hài thanh : không theo quy luật phiên B-T như trong ngũ ngôn truyền thống mà chủ yếu là theo quy luật của tình cảm, cảm xúc. Chẳng hạn, ở khổ 1 ta thấy :

B                B

Ôi con sóng ngày xưa

B               T

Và này sau vẫn thế

T                   B

Nỗi khát vọng tình yêu

B                 T

Bồi hồi trong ngực trẻ

2. Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống.

Đưa người – ta không đưa qua “sông’’, (2-5)

Sao có – tiếng sóng ở trong “lòng”? (2-5)

Bóng chiều không thắm, – không vàng vọt, (4-3)

Sao đầy hoàng hôn – trong mắt “trong”? (4-3)

– Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).

– Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

3. Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới.

T                  B                      T

Sóng gợni tràng giang – buồn điệp điệp (4 – 3)

B                  T                     B

Con thuyền xuôi mái – nước song song (4 – 3)

B              T                      B

Thuyền về nước lại – sầu trăm ngả (4 – 3)

T               B                        T

Củi một cành khô – lạc mấy dòng (4 – 3)

– Gieo vần : vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (B)

– Ngắt nhịp : 4-3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú)

– Hài thanh : theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

Soạn bài luật thơ tiếp theo

Soạn bài luật thơ tiếp theo

II. Luyện tập

1. Làm được một bài thơ lục bát ngắn về đề tài tình cảm gia đình với yêu cầu đúng luật thơ.

Các em nên tham khảo một số ca dao hoặc bài thơ đơn giản, phổ biến, nhất là các bài thơ lục bát đã được học từ hồi cấp II.

2. Thuộc  chính xác bài thơ và hiểu được những đặc điểm về luật thơ trong các bài thơ đã thuộc.

Thảo luận cho bài: Soạn bài luật thơ tiếp theo