Soạn bài cố hương của Lỗ Tấn
Soạn bài ôn tập làm văn tiếp theo lớp 9 HK 1
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Truyện Cố Hương gồm ba phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: Chuyện “Mình” về thăm quê.
- Phần 2: Từ “tinh mơ sáng sớm hôm sau” đến “mang đi sạch trơn như quét”: Những ngày “Mình” sống ở quê.
- Phần 3: Còn lại: Mình ra đi
Câu 2.
a. Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện:
- Tự sự là phương thức biểu đạt chủ yếu tuy nhiên trong mạch tường thuật sự việc luôn bị gián cách bởi những đoạn hồi ức (biểu cảm xen kẽ) vì vậy có thể xem Cố Hương là một trong truyện ngắn có yếu tố hồi ký chứ không phải là hồi ký.
- Biểu cảm, lập luận, miêu tả cũng là phương thức biểu đạt có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm Cố Hương.
b. Dùng tối đa bốn câu để tóm tắt câu chuyện diễn ra trong tác phẩm:
“Sau hơn hai mươi năm xa quê, “Mình” trở về thăm quê vào giữa những ngày đông tháng giá. Về quê, cảnh vật quê hương và con người đều thay đổi, đặc biệt là người bạn củ Nhuận Thổ. “Mình” chia tay quê hương trong hoàng hôn lòng đầy mong ước hy vọng”.
Câu 3. Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
a. Trong truyện có hai nhân vật chính là Nhuận Thổ và “Mình”.
b. Nhân vật “Mình” là nhân vật trung tâm.
c. Hình tượng nhân vật Nhuận Thổ có vị trí quan trọng. Mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Do đó quan hệ đặc biệt với nhân vật “Mình” trong quá khứ nên sự thay đổi ấy là nhân tố tác động mạnh nhất đến tư tưởng tình cảm của “Mình”.
- Tuy nhiên, Nhuận Thổ không thể là nhân vật trung tâm vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, không có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, từ đó, không thể toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Truyện gồm ba phần thì trong phần đầu Nhuận Thổ không xuất hiện, trong phần cuối Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong suy nghĩ tình cảm của “Mình”. Trong phần cuối sự xuất hiện của Thủy Sinh và cháu Hoàng có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi cho “Mình” nghĩ về xã hội tương lai.
Câu 4.
a. Những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ.
Hai biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng làm hồi ức và đối chiếu. Hai biện pháp đó kết hợp nhuần nhuyễn để làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật đặc biệt là ở nhân vật Nhuận Thổ.
Trong sự thay đổi của con người và cảnh vật hai mươi năm về trước Nhuận Thổ là một đứa bé có “Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng…”. Vậy mà hai mươi năm sau “Tuy mình nhận ran gay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức mình. Anh cap hấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trươc, mi mắt đỏ húp mọng lên… Anh đội một cái mũ lông chiêm rách tươm, mặt một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay anh cũng không phải là bàn tay mình còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng cáp mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.
b. Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn áp bức tham nhũng nặng nề chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiện mẹ con “Mình” để “lấy đồ đạc” đặc biệt là tính cách của Nhuận Thổ. Điều làm tác giả đau xót nhất, đau xót đến “điếng người đi” là mối quan hệ giữa Nhuận Thổ và “Mình”.
Câu 5.
a. Đoạn a.
Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhuận Thổ phải về quê hắn. Lòng mình xốn xang, mình khóc to lên. Hắn cũng lẫn tron bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi. Sau đó, hắn có nhờ bố hắn mang lên cho mình một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Mình cũng có lần gửi cho hắn một ít quà. Nhưng từ đấy chúng mình không hề găp nhau nữa”.
Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm làm nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu (Cũng có nghĩa là để làm nổi bật sự thay đổi trong thái độ của Nhuận Thổ đối với “Mình” hiện nay).
b. Đoạn b.
“Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy mình nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức mình …. Nứt nẻ như vỏ cây thông”
Đoạn này chủ yêu dùng biện pháp miêu tả kết hợp với hồi ức và đối chiếu làm nổi bật sự thay đổi về mặt ngoại hình của Nhuận Thổ qua đó thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và nông dân miền biển nói chung.
c. Đoạn c.
“Mình đang mơ màng thì trước mắt mình hiện ra một cánh đồng cát…. Người ta đi mãi thì thành đường đó thôi”.
Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.