Soạn bài Cố Hương của Lỗ Tấn
Cố hương, ta bắt gặp một giai điệu buồn, một nỗi buồn xuyên suốt, sâu xa từ hiện thực mang chất trữ tình thâm trầm, thấm thìa. Một câu chuyện dường như không có cốt truyện – chỉ như một bút kí sơ sài nhưng lại có sức động ở tầng sâu cảm nghĩ.
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1.Tác giả – tác phẩm.
– Lỗ Tấn: Lúc nhỏ tên là Chu Thụ Nhân(1881-1963).
– Là chiến sĩ cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn học tiến bộ.
– Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đa dạng và đồ sộ.
– Truyện có nhiều chi tiết hư cấu không đúng với sự thực.
– Là 1 truyện ngắn có yếu tố hồi ký (truyện ký) chứ không phải là hồi ký.
– Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự – song biểu cảm là phương thức biểu đạt có giá trị quan trọng trong tác phẩm.
– Trong “Cố Hương”, tác giả dùng ngôi thứ nhất không chỉ dẫn dắt câu chuyện mà còn thể hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng. Đặc biệt ngay cả khi dung phương thức biểu đạt khác, kể cả miêu tả và lập luận, tình cảm sâu kín của tác giả thấm đẫm trong từng trang viết.
+Không phải sau 20 năm Lỗ Tấn mới về quê (tham khảo chú thích 1 SGK).
– Dù là truyện có nhiều chi tiết có thực trong cưộc đời Lỗ Tấn, song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả.
2. Tóm tắt văn bản.
*Bố cục: 3 phần
1. Từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: nhân vật “tôi” trên đường về quê.
2. Tiếp đến “sạch trơn như quét”: những ngày “tôi” ở quê.
3. Còn lại: “Tôi” trên đường rời xa quê.
*Tóm tắt:
“Tôi” trở về quê sau hơn 20 năm xa cách.
Lúc này thời tiết đang độ giưã đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ hiện lên trong ký ức làm lòng “tôi” thấy không vui, về thăm làng chuyến này, “tôi” có ý định từ giã quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.
“Tôi nhớ đến người bạn cũ thủa nhỏ là Nhuận Thổ: 1 cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên.Ngày ấy 2 đứa trẻ chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại, nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều: Anh trở thành 1 người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi, “Tôi” buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sau này sẽ ra sao, hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng 1 sự đổi thay.
II. Đọc – Hiểu văn bản
Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”.
1. Trên đường về thăm quê.
– Thời tiết đang độ giữa đông – trời u ám, giá lạnh.
– Từ biệt làng quê lần cuối, rời nhà đến nơi làm ăn sinh sống.
– Hình ảnh làng xóm xa gần, thấp thoáng tiêu điều.
– Cách miểu tả kết hợp vừa kể, vừa tả theo kiểu hồi ức, thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật.
– Tâm trạng buồn, một nỗi buồn tiếc xót xa sau 20 năm trở về quê cũ.
2. Những ngày ở quê.
a. Cảnh và con người ở quê
Cảnh
– Sáng tinh mơ
– Trên mái ngói mấy cọng rơm khô phất phơ
– Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh.
Hoang vắng, hiu quạnh gợi cảm giác buồn.
Con người
* Mẹ: mừng rỡ, nét mặt ẩn 1 nỗi buồn.
– (Nỗi buồn của người sắp phải từ giã nơi mình sinh ra và lớn lên, từng gắn bó niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời mà chưa hẹn ngày gặp lại)
– Nỗi buồn khó nói thành lời (nỗi buồn trước sự thay đổi của quê hương).
* Cháu Hoàng: nhìn tôi chòng chọc vì nó chưa gặp tôi lần nào, tôi thấy khác xa những người ở quê mà hàng ngày nó được gần gũi, tiếp xúc.
* Thím Hai Dương:
+ Trước kia
– Nàng tây thi đậu phụ, chị xoa phấn, lưỡng quyền không cao.
– Môi không mỏng, chị là người phụ nữ khá đẹp, có sức quyến rũ.
+ Bây giờ
– Người đàn bà trên dưới 50, lưỡng quyền nhô ra.
– Môi mỏng dính
– Chân nhỏ xíu giống như chiếc com-pa.
– Hình ảnh người đàn bà tiều tuỵ, xấu xí, khác hẳn xưa, do dấu ấn của thời gian và vất vả của cuộc đời hằn sâu trên vóc dáng của con người đó.
Tính cách : giọng nói the thé, hay nói cạnh khoé, nguẩy *** quay đi còn giất đôi bít tất…
– Trở thành con người đanh đá, tham lam, ích kỷ.
Hình ảnh đối lập thể hiện sự thay đổi ghê gớm, thay đổi hoàn toàn trở thành một con người khác hẳn, tham lam, ích kỷ, đanh đá.
* Nhuận Thổ
Sau 20 năm
– Cao gấp 2, da vàng sạm
– Mắt viền đỏ húp lên, mũ rách tươm
– Tay nặng nề thô kệch, nứt nẻ như vỏ cây thông
– Xưng hô cung kính, cách thưa bẩm
– Nói năng thiểu não, chán ngán, mệt
– Hành động, cử chỉ: hút thuốc, ăn cơm xong nhặt nhạnh vật thừa.
Sau 20 năm: thay đổi nhiều, là người nông dân già nua, nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.
=>Nguyên nhân là do xã hội phong kiến: đông con nhà nghèo, chỗ nào cũng hỏi tiền không luật lệ gì cả, mất mùa thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ.
Phản ánh hiện thực đầy đau khổ buồn tẻ của nông thôn Trung Quốc thời phong kiến.
– Tình trạng mụ mẫm, thái độ cam chịu, chấp nhận số phận của nhân vật Nhuận Thổ nói riêng, người nông dân Trung Quốc nói chung, đó là điều nguy hiểm nhất, là điều trăn trở đau xót nhất của nhà văn.
Tình bạn giữa 2 người, tình cảm sâu sắc không đổi thay. Đó là nét phẩm chất đáng quý của người nông dân.
Nhuận Thổ: là nhân vật điển hình của người nông dân Trung Quốc với cuộc sống nghèo khổ, an phận, đau thương cùng tình trạng tinh thần mu muội, của dân chúng trong xã hội phong kiến đầu thế kỷ XX.
– Tác giả đã dùng nghệ thuật hồi ức, hiện tại để đối chiếu so sánh làm rõ cảnh và người ở quê trong quá khứ và hiện tại.
Tâm trạng của nhân vật “tôi”: Thấy buồn xót trước cảnh đổi thay theo chiều hướng lụi tàn của quê hương và trước tình trạng tinh thần lạc hậu mụ mẫm của dân chúng.
Đây là những đoạn độc thoại nội tâm để xen kẽ với đoạn tự sự miêu tả đặc sắc.
– Khi gặp thím Hai Dương: trầm ngâm, im lặng.