Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân
Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Bài làm
Trước khi tìm hiểu tính cách, phẩm chất và ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, chúng ta hãy tóm lược lại cốt truyện. Câu chuyện gồm ba đoạn, với những tình huống đặc sắc:
1. Tối nào cũng vậy, ở nơi tản cư cách quê nhà vài chục cây số, ông Hai thường sang nhà hàng xóm trò chuyện. Khi những câu chuyện tin tức hàng ngày nhạt rồi, ông nói chuyện vé làng ông. Ông vẫn có tính khoe làng. Ông khoe làng ông phong cảnh thênh thang, thoáng rộng, sạch sẽ, có cái “sinh phần” quan tổng đốc người làng, bề thế, với những công trình kiến trúc kì khu. Rồi ông khoe những ngày khởi nghĩa dân làng sôi nổi, náo nức khí thế cách mạng, với những buổi tập quân sự có đủ nam nữ, già trẻ… Chẳng cần biết người nghe có chú ý không, “ông lão nói cho sướng miệng và đỡ nhớ cái làng của ông”. Ở nơi tán cư, trong thân phận nhờ cậy người khác, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương (Đoạn 1. Sách giáo khoa).
2. Buổi trưa hôm ấy, trên đường từ phòng thông tin về nhà, ông Hai nghe lao xao mấy người tản cư từ mạn dưới lên đưa tin giặc Tây đánh vào quê ông, làng Dầu của ông “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”, cổ ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Về nhà, ổng nằm vật ra giường, nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và cảm thấy nhục nhã khôn cùng.
Suốt mấy ngày liền, nhất là khi nghe người chủ nhà ngỏ ý sẽ đuổi gia đình ông đi vì là… người của cái làng Việt gian, thì ông Hai “rợn cả người”, về làng ư ? Không thể được ! “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù !…”, “Thật là tuyệt đường sinh sống” (Đoạn 2 : Từ câu “Buổi trưa hôm ấy…” đến “… vợi đi được đôi lời”).
3. Vài ngày sau, khoảng ba giờ chiều, ông chí) tịch làng Dầu lên chơi, mời ông Hai di họp và báo tin mới. Mọi người chưa rõ tin gì, thì lúc sẩm tối, thấy ông Hai khăn áo chỉnh tề, mặt tươi vui rạng rỡ, mồm bỏm bẻm nhai trầu, chia quà cho các con, bô bô nói : “Bác Thứ đâu rồi ?… Tây nó dốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính,…Cải chính cái lin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết !… Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…”. Ông lão cứ múa tay lên khoe cái tin ấy với mọi người.
Và tối tối, như trước kia, ông Hai lại sang nhà hàng xóm kể chuyện về cái làng của ông. Lần này ông không kể chuyện nào khác mà toàn là chuyện Tây vào làng đốt phá ra sao, dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tí mỉ như chính ông vừa dự trận đánh giặc ấy, trở về (Đoạn 3 : Phần còn lại).
Ngay ở phần đầu câu chuyện, tình yêu quê hương của người lão nông ấy đã bộc lộ khá sâu sắc. Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa : là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, từng nếp nhà, thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt, xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông Hai phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi quê người đất khách. Do đó, lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày bận lo việc sản xuất, ổn định cuộc sống thì thôi, chiều, rồi buổi tối, ông Hai lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình. Làng Dầu quê ông đẹp lắm, đường làng phong quang, sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thành. Ông khoe cả cái “sinh phần” – cái lăng mộ – của viên tổng đốc người làng, mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông Hai khoái nhất, khoe và kể nhiều nhất là những ngày dầu Cách mạng tháng Tám. Quê hương được giải phóng, thoát khỏi ách cường hào phong kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ học bài… Lại cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… Nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông. Không chỉ nhớ mà ông còn luôn tự hào, cho rằng làng Dầu của ông đẹp nhất nhì thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha thiết bàng một tình cảm tự nhiên, hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày, từ những sự vật, con người gắn bó hằng ngày… Tình cảm đó thuần phác và trong sáng biết bao.
Không chí bằng tình cảm tự nhiên, ông Hai còn biết yêu quê hương bằng sự nhận thức sâu sắc của người dân Việt Nam tự nguyện đi theo kháng chiến, gắn bó với cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Tình yêu quê hương đã gắn bó với tình yêu Tổ quốc. Nhà văn đã xây dựng tình huống thứ hai, éo le hơn, gay gắt hơn : ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. Nghe được tin dữ, ông Hai sững sờ : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tướng như đến không thở được”. Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh, day dứt cả tâm hồn. Nghe tiếng chửi bọn “Việt gian”, ông “cúi gầm mặt xuống mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn đàn con – những đứa trẻ của làng Dầu quê hương – ông thấy tủi hổ “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Ông tự nhủ : “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn ? Quê hương đáng yêu, đáng tự hào… Nhưng giờ đây… Dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại. Tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay về làng. Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người”. Cuối cùng ông đã quyết định : “Không thể được ! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, đối với người nông dân thuần phác ấy, tình yêu nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm làng quê. Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộc kháng chiến. Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc, nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợi một điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn. Khi tâm sự với đứa con, nghe con nói “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai giàn ra, chảy ròng ròng, giọng ông như nghẹn lại “ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ”. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ ? Tâm sự với con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “úng hộ Cụ Hồ Chí Minh”. Tinh quê và lòng yêu nước của người nông dân ấy sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông Hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, những tuyệt vọng và hi vọng,… hài hoà, gắn bó giữa quê hương và Tổ quốc.
Đến tình huống cuối cùng của câu chuyện thì tất cả đã được giải toả. Đó là việc : ông chủ tịch làng Dầu lên chỗ ông Hai tản cư, cải chính cái tin làng chợ Dầu đi Việt gian. Khi nghe tin chính thức làng Dầu quê hương không theo giặc, trái lại đã đứng lên chiến đấu chống giặc, ông Hai vô cùng sung sướng, tự hào. Chia quà cho trẻ con, đi khoe với mọi người cái tin ấy…, ông như muốn sẻ chia niềm vui, khẳng định vẻ đẹp, bản chất cách mạng của làng quê. Và ông cũng muốn khẳng định tấm lòng yêu làng, trong niềm tin yêu cuộc kháng chiến của mình. Tình yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu Tổ quốc, cách mạng. Vì thế, mặc dù biết căn nhà mình bị giặc đốt cháy, ông Hai không xót xa nuối tiếc, trái lại ông cứ “múa tay lên mà khoe vợi mọi người”. Nét tâm trạng này không bình thường, nhưng lại hoàn toàn chân thực. Dường như, đối với ông lúc ấy cái sự việc phũ phàng kia (nhà ông bị giặc đốt cháy) là một chứng cớ hùng hồn nói với mọi người rằng làng xóm quê hương ông đã dũng cảm chiến đấu chống quân thù, căn nhà ông bị đốt cháy, bị thiêu huỷ, giống như một dũng sĩ anh hùng ngã xuống vì sự nghiệp chung. Sau cái làng bị đốt cháy kia sẽ là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Đi khoe cái tin “căn nhà cháy”, ông Hai đã quên nỗi đau, sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Tình yêu làng của ông đã mở rộng, hoà trong tình yêu nước. Nói cách khác, cội nguồn của lòng yêu quê hương là cuộc chiến đấu cứu nước, cứu làng. Làng và nước không thể lách rời mà luôn gắn bó thành một khối, bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm.
Có thể nói : ông Hai làng Dầu là một người thuần phác, đôn hậu, có bản chất tốt đẹp. Tuy mới bước vào cuộc kháng chiến, nhưng ông đã sớm giác ngộ, có nhận thức và tình cảm đúng dắn. Trong trái tim ông, tình yêu quê hương và tình yêu đất nước hài hoà, nồng thắm. Ông ý thức sâu sắc tình quê nằm trong tình nước, niềm tự hào về quê hương phải bắt nguồn từ ý chí quyết tâm chiến dấu của mọi người trong cuộc chiến đấu chung của cả nước. Tất cả nỗi buồn và niềm vui của mỗi người dân luôn luôn gắn bó với làng quê, Tổ quốc, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam, tuy trình độ văn hoá thấp, nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào và tình yêu nồng thắm ! Xây dựng thành công một nhân vật điển hình như thế, nhà văn Kim Lân đã sử dụng giọng kể thù thỉ, tâm tình với cách dùng từ, viết câu giản dị, gần gũi với người nông dân, nhưng vẫn trau chuốt, chọn lọc (Đoạn tả làng quê ông Hai qua lời ông kể, đoạn kể lúc ông nhận tin vui trở về nhà…). Đặc biệt là tác giả rất thành công khi biểu hiện tâm lí, những biến đổi tính cách của nhân vật ông Hai qua những tình huống truyện khá đặc sắc. Ở nhân vật này có ba trạng thái, tâm tư, tình cảm biến đổi dần dần theo sự diễn biến của câu chuyện. Lúc đầu ông Hai yêu làng trong tình cảm tự nhiên, đơn giản, có phần chú quan, kiêu ngạo. Sau, ông căm thù làng quê trong nỗi đau bị xúc phạm, tuyệt vọng (dáng hình lời nói của nhân vật như thu nhỏ lại, co rúm, thảm bại). Nhưng đến cuối truyện, ông Hai như một con người khác, cả cử chỉ, lẫn thái độ, lời nói và ý nghĩ đcu sôi động hơn, mạnh mẽ hơn, chan chứa niềm vui, niềm tự hào. (Ở cuối truyện, nhà văn trở lại chi tiết đầu : ông Hai lại sang hàng xóm kể chuyện về làng quê, nhưng là những câu chuyện hoàn toàn mới.
Kể chuyện làng chiến đấu mà như kể chuyện chính mình vừa tham dự chiến đấu, trở về). Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và xây dựng tình huống truyện của nhà văn như thế, thật tinh tế, linh hoạt. Ngòi bút Kim Lân hiện thực, chân chất, pha chút lãng mạn bay bổng rất hấp dẫn.