Phân tích khổ 2 và khổ 3 bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Hơn một loài hoa đã rụng cánh,
Trong vườn sắc đỏ rữa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá …
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió …
Đă vắng người sang những chuyển dò …

Dàn bài chi tiết:

Mở bài
Ấn tượng thu Xuân Diệu được độc giả nhớ nhất là rặng liễu thu buồn trong bài thơ Đây mùa thu tới. Đúng là như vậy. Đó là rộng liễu tâm hồn, nỗi buồn thu của thi sĩ. Nhưng nỗi buồn thu đó còn được trải lòng ra trong suốt tác phẩm, từ rặng liễu thu buồn ven hồ mà lan tòa và đọng lại trong những bức tranh thiên nhiên đầy gợi cảm khác của bài thơ:

Hơn một loài hoa đã rụng cành
……………………………………………………..
Đã vắng người sang những chuyến đò …
Thân bài:

1. Vườn thu tàn úa, héo phai (khổ 2)
– Đây lả cái nhìn cận cành cùa Xuân Diệu. Nhà thơ thấy gì trong vườn khi mùa thu tới? Một cảnh vườn thu tàn úa, héo phai, thấm đượm nỗi buồn tê tái của thi nhân. Thật đúng là:

Cảnh nào cành chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Lòng nhà thơ buồn nên nỗi buồn đã thẵm sâu vào cảnh vật. Đành rằng thu đến, đất trời có thay đổi, nhưng cảnh vườn thu mà tàn úa, héo phai đến vậy thì chủ yếu là do tâm trạng, cách nhìn của thi nhân.
Bốn câu thơ, câu nào cũng buồn, cảnh vật, sắc màu, hoa lá… đều tàn tạ, héo úa, rụng rơi:
+ Hoa đã rụng cành như không còn sức sống.
+ Màu xanh của sự sống đã bị sắc đỏ rũa dần, gậm nhấm dần (sắc đỏ rũa màu xanh). Đây không phải màu đỏ tươi, mà là sắc đỏ sậm, chết đã lấn át màu xanh tươi khiến cho lá cấy bắt đầu úa vàng.
+ Gió thổi làm lá cây rơi xuống (Những luồng run rẩy rung rinh lá…)
+ Những cành cây khô gầy như những bộ xương mỏng manh trên nền trời.
Cách nói của thi nhân: Hơn một loài hoa, sắc đỏ rũa màu xanh; biện pháp láy âm: luồng run rẩy rung rinh lá) thủ pháp so sánh: đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh… đã nhấn mạnh, khắc sâu thêm sự héo úa, tàn phai của cảnh vườn thu, làm cho nỗi buồn thu càng thêm tê tái, lắng sâu.

2. Bầu trời thu mênh mang, buồn da diết (khổ 3)

Từ cận cảnh (hoa lá trong vườn), ống kính của thi nhân lại quay sang viễn cảnh, mở rộng ra đến bầu trời thu bao la, mênh mang, khiến cho nỗi buồn thu càng lan tỏa trong không gian để rồi lắng đọng sâu sắc trong lòng người.

Không gian mùa thu được gợi lên bằng những nét điển hình: vầng trăng, dáng núi, sương thu, gió thu, con thuyền, dòng sông. Cái gì cũng như mờ áo, nhạt nhòa trong bầu trời thu buồn lạnh:
+ Nàng trăng tự ngẩn ngơ (buồn từ trong lòng).
+ Núi xa nhạt nhòa trong sương mờ (một nét mờ ảo rất “thu”).
+ Đã bất đầu có gió lạnh của mùa thu.
Những chuyến đò vắng người trên những dòng sông    (gợi nhớ đến hình ảnh con sông vắng người, không có sự sống trong Tràng giang của Huv Cận).

Nếu ở khổ 2, khi tả cận cảnh, ngòi bút miêu tả của thi nhân đi sâu vào những nét cụ thể của sự đồi thay của hoa lá trong vườn, thì ở khổ 3, khi tả viễn cảnh, nhà thơ chỉ ghi lại những nét tiêu biểu cùa bầu trời thu, nhưng đó là những nét rất gợi cảm của mùa thu quê hương xứ sở được khúc xạ qua nỗi buồn thu cùa mình. Đặc biệt, ở cuối các dòng thơ của khổ này đều có dấu chấm lửng (…) càng khiến cho không gian mùa thu mênh mang, bao la và nồi buồn thu càng da diết, lắng sâu trong lòng người.

Kết bài:
Từ rặng liễu thu buồn mở đầu bài thơ, nỗi buồn thu của Xuân Diệu được tô đậm và khắc sâu thêm trong cảnh vườn thu tàn úa, héo phai và trong bầu trời thu mênh mang: bao la buồn thấm thía, để rồi từ nỗi buồn của cảnh vật thiên nhiên sẽ đi đến nỗi buồn trong lòng người khi thi nhân khép lại bài thơ của mình. Hai khổ thơ giữa vừa có giá trị tô đậm thêm nỗi buồn thu của tác giả, vừa là cái cầu nối để chuyển từ cánh thu buồn sang tính thu buồn của Xuân Diệu khi ông nghe tiếng bước chân chuyển mùa của thời gian, từ hạ sang thu.

Thảo luận cho bài: Phân tích khổ 2 và khổ 3 bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu