1. Vì sao Nguyễn Minh Châu lại đặt tên cho truyện ngắn chống Mĩ của mình là Mảnh trăng cuối rừng? Cái tên truyện ấy mang vẻ đẹp lãng mạn như thế nào?
2. Theo anh (chị), hình ảnh “mảnh trăng cuối rừng” là biểu trưng cho nhân vật nào trong truyện? Phân tích và chứng minh qua nhân vật đó.
DÀN BÀI CHI TIẾT
I. Tên truyện “Mảnh trăng cuối rừng”
– Lí do đặt tên truyện: Sinh thời, Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm một điều là phải “cố gắng đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong cái bề sâu tâm hồn con người”, Và ông đã tìm được những “hạt ngọc” như thế trong con người chống Mĩ. Vì vậy, câu chuyện chống Mĩ này phải được mang một cái tên đẹp tương xứng với “hạt ngọc”. “Hạt ngọc” ẩn giấu lại được nhận ra vào cái giây phút bất ngờ ấy, trong ánh trăng dịu dàng và ngời ngợi. Thế là cái tên truyện hình thành: Mảnh trăng – tượng trưng cho vẻ đẹp con người chông Mĩ. Về sau, nhà văn thêm vào hai chữ cuối rừng đế xác định rõ hơn về một không gian cụ thể của câu chuyện.
– Tên chuyện Mảnh trăng cuối rừng mang một vẻ đẹp lãng mạn. Không phải vầng trăng mà là mảnh trăng, vầng trăng thì rõ ràng quá, gợi sự tròn đầy, chẳng còn gì bị khuất lấp mà phải kiếm tìm nữa. Đằng này là mảnh trăng, lại là mảnh trăng ở nơi cuối rừng, nó như lẩn khuất đâu đây, chập chờn ẩn hiện, gần đấy mà lại như còn xa vời gợi sự kiếm tìm. Câu chuyện diễn ra ở một vùng chiến sự nóng bỏng, ác liệt mà lại có cái tựa đề Mảnh trăng cuối rừng thì thật thơ mộng và lãng mạn. Bản thân cái tựa đề đã mang cảm hứng lãng mạn rất đẹp của truyện ngắn chống Mĩ trong những năm tháng hào hùng, sôi động đó.
2. Hình ảnh “mảnh trăng cuối rừng” là biểu trưng cho vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt trong truyện
– Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Minh Châu đã đặt tên cho hai nhân vật trong truyện là Nguyệt và Lãm. Nguyệt là trăng, Lãm là nhìn ngắm. Trên chuyến xe Nguyệt đi nhờ, anh lái xe Lãm đã “nhìn ngắm” cô công nhân giao thông mới gặp lần đầu và “phát hiện” dần dần những vẻ đẹp còn ẩn giấu trong cô, cho đến lúc vẻ đẹp ấy bộc lộ rõ và ngời sáng thì anh thấy nó đẹp như… một mảnh trăng cuối rừng chỉ ẩn hiện, chấp chới mãi phía trời xa, không dễ gì nắm bắt được
– Quá trình “phát hiện” của Lãm hay vẻ đẹp của Nguyệt được hiện ra ở các chặng sau đây trong cuộc hành trình có nhiều bất ngờ và thú vị ấy:
+ gặp thây rõ bản lĩnh cứng cỏi mà đáng yêu của cô gái.
+ dừng xe tránh xe xích: vẻ đẹp ngoại hình hiếm có – một vẻ đẹp mát mẻ như sương núi.
+ trăng lên: vẻ đẹp cô gái hòa nhập vào ánh trăng, khuôn mặt ngời lên trong ánh trăng – một vẻ đẹp lạ thường làm cho Lãm “choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh”.
+ cứu xe: vẻ đẹp của hành động dũng cảm và lòng vị tha trong sáng khiến cho trong lòng Lãm “dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”.
+ đi tìm nhưng không gặp: chỉ còn tấm ảnh Nguyệt “như một con chim non đang tập bay” – đây chính là vẻ đẹp của mảnh trăng cuối rừng, không dễ gì nắm bắt được.