Đề bài: Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989)
– Quê hương: làng Thơi – Quỳnh Hải – Quỳnh Lưu- Nghệ An
– Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong thời kì đổi mới của văn học Việt Nam
– Tác phẩm chính:
• Tiểu thuyết dấu chân người lính (1972)
• Truyện ngắn mảnh trăng cuối rừng
• Văn học sau 1975: chiếc thuyền ngoài xa, bến quê, cỏ lau…
– Nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã chuyển thành phim kịch
-> Tóm lại qua đây ta thấy được đặc điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu
– Trước 1975: Nguyễn Minh Châu viết theo khuynh hướng sử thi lãng mạn
– Sau 1975 : ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh sâu sắc
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm này viết vào tháng 8/1983. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, nước ta giành độc lập thống nhất hai miến Nam Bắc. Cả nước đang đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và hình thành lên một cuộc sống mới ấm no hạnh phúc hơn thế nhưng trong xã hội với hậu quả của cuộc chiến tranh để lại quá lớn khiến cho nhiều vấn đề cần đặt ra để được giải quyết
b. Đọc tóm tắt văn bản
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ
– Nghệ sĩ Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, trong một lần cần chụp ảnh cảnh biển trong sương sớm cho bộ lịch năm mới. các đồng chí cấp trên đã sắp xếp cho anh một chuyến đi công tác về biển nơi có bạn anh là Đẩu làm ở đó.
– Phùng đến bên biển trong buổi sớm đó và phát hiện ra một cảnh đẹp tuyệt mỹ “một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ”
– “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe…chiếu vào”
– “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con…vào bờ”
– Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa. Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
– Tác giả gọi đây là cảnh đắt trời cho, diễm phúc lắm mới được gặp một lần
– Tác động của bức tranh tới người nghệ sĩ:
• Bối rối trong trái tim như có cái gì đang thắt lại
• Khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện
• Khám phá khoảnh khắc trong ngần của cuộc đời
• Phát hiện ra bản chất của cái đẹp chính là đạo đức
-> Như vậy có thể nói cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người
b. Phát hiện về hiện thực nghiệt ngã
– Bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ ấy là người phụ nữ xấu xí, chân đi chữ bát, tà áo rách rưới, khuôn mặt thì chằng chịt giỗ. Người đàn ông to cao vạm vỡ nhìn hung dữ. Và thế rồi cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt người nghệ sĩ: người chồng lấy thắt lưng đánh tới tấp vào vợ, người vợ thì chỉ biết cam chịu. thằng con ở đâu chạy đến cầm dao đam vào bố nó bị bố nó đánh một cái ngã lăn ra
-> Chứng kiến cảnh tượng ấy nghệ sĩ Phùng lại nhận ra một điều cuộc đời không đơn giản xuôi chiều như những gì ta thấy. Nó chứa đựng nhiều nghịch lý.Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập
-> Nhà văn khẳng định đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên trong với hình thức bên ngoài. Khi nhận xét đánh giá cần phải nhận xét một cách đa chiều
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án
– Sau khi Phùng chứng kiến cảnh ấy không khỏi bất bình cho người phụ nữ. Anh đã về và nói với người bạn của mình là chánh án Đẩu cho kêu người phụ nữ lên để khuyên chị ta bỏ chồng
– Người đàn bà:
• Không có tên
• Trạc ngoài 40
• Thô kệch, mặt giỗ
-> Đó là một người đàn bà xấu xí, gợi ấn tượng về một cuộc sống nghèo khổ cực nhọc
– Cuộc sống vất vả của người phụ nữ hàng chài:
• Về vật chất: nghèo khổ, cả gia đình sống trên một chiếc thuyền
• Về tinh thần: thường xuyên bị đánh đập
– Người đàn bà đầu tiên dụt dè sợ hãi khép nép từ chối yêu cầu bỏ chồng của chánh án Đẩu
– Sau đó bà như một người khác xưng hô với hai người tòa án là chị và các chú. Bà tỏ ra từng trải và nêu lên những nguyên nhân không chịu bỏ chồng.
• Người đàn ông là chỗ dựa cho cả gia đình nhất là khi biển động phong ba
• Người đàn bà cần chồng vì còn phải nuôi những đứa con hi sinh
• Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái được hòa thuận vui vẻ
– Ban đầu Đẩu và Phùng rất nghiêm nghị nhưng về sau lại chỉ biết lắng nghe. Cả hai người đều nhận thấy người đàn bà kia không giống như cái vẻ bề ngoài của mình, bà có một trái tim nhân hậu biết thông cảm cho chồng, biết hi sinh vì con cái. Bà là một người từng trải. có thể nói vẻ đẹp tâm hồn bà tiêu biểu cho nét đẹp người mẹ Việt Nam
– Kết thúc câu chuyện người đàn bà ra về tiếp tục cuộc sống còn nghệ sĩ Phùng mang bức ảnh về làm bức lịch đầu năm. Mỗi lần Phùng nhìn vào bức tranh ấy lại thấy một đốm lửa hồng như gợi nhắc về người đàn bà làng chài
III. Tổng kết
– Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công người đàn bà làng chài và câu chuyện của bà mang đến cho ta nhiều suy nghĩ. Không thể nhìn một sự vật hiện tượng một cách xuôi chiều mà phải nhìn qua nhiều chiều. trong cuộc chiến chống lại cái xấu, cái tha hóa về đạo đức thì cuộc chiến chống bạo lực gia đình còn gian nan hơn cuộc chiến chống ngoại xâm