Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Đề bài: Phân tích – Bình luận về bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

Bài làm 

Nếu lấy tiêu chí của một bài văn nghị luận mà xem xét thì trong nền văn học trung đại Việt Nam có hai áng văn đặc sắc: Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo. So với Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ như một khúc dạo đầu. Và tuy có là như thế thì nó vẫn là một bài văn mẫu mực. Tính nhất quán nếu là đòi hỏi hàng đầu thì trên phương diện này, ít có bài văn nào so sánh được : nhất quán trong vị thế phát ngôn, nhất quán trong kết cấu, bố cục, trình bày, nhất quán trong phong cách vừa hùng biện vừa trữ tình, có tác dụng khai trí, khai tâm mở đường cho hành động, nghĩa là một thái độ cần có của tì tướng và các binh sĩ dưới quyển ở vào thời điểm nước sôi lửa bỏng.

 

Mặc dù được cử làm tiết chế thống lĩnh, Trần Quốc Tuấn không dựa vào quyển uy, mà lấy việc thu phục nhân tâm làm kế sách, nghĩa là phát huy đến mức độ tối đa tinh thần tự nguyện để những người cầm vũ khí vì lí tưởng, vì đạo lí mà từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công, tất cả mọi người phải giỏi như Bàng Mông, Hậu Nghệ. Võ mà cần đến văn, có gươm giáo ở trong tay, nhưng trước hết lòng người cần được thức tỉnh. Cách nhìn, cách nghĩ của Trần Quốc Tuấn sâu sắc, xa rộng đến nhường nào ? Tuy vậy, muốn đi tới đích, phát ngôn của người chủ tướng phải dựa vào tài năng. Trí tuệ, tâm hồn và tài năng ấy không kết tinh lại dưới dạng một bài văn nguyên khối mà sức mạnh của nó được phân bố khoa học, tài tình đến từng đoạn, từng câu.

Nếu xét một cách toàn cục thì bài văn có ba luận điểm lớn : trách nhiệm và đạo lí của kẻ làm tướng, trách nhiệm ấy đang bị chểnh mảng, lơ là, chỉ có một hành động duy nhất để sửa sai lúc này là học tập binh thư, sẵn sàng giết giặc. Cả ba luận điểm ấy đều xuất phát từ một sợi dây tinh thần nhất quán: ấy là đạo “thần chủ” mà kẻ làm tướng phải khắc cốt ghi xương.

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

1. Đạo thần chủ – lẽ sống của con nhà võ tướng:

Đây là chỗ dựa tinh thần của cả bài văn. Chỗ dựa ấy được xác lập đầy tính thuyết phục trong những quan hệ : vua – tôi, chủ soái và tì tướng, lãnh chúa (chủ) với gia tướng, gia nô (thần). Đây là một trong hộ thống ba sợi dây ràng buộc của kỉ cương (tam cương: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), của hệ ý thức phong kiến có tính chất đặc thù và sức mạnh tuyệt đối, vô song của nó. Cách lập luận của tác giả trong phần này chủ yếu bằng biện pháp nêu gương, những tấm gương “đến nay còn lưu tiếng tốt”. Các bước dẫn dụ đều dựa vào sách vở, nghĩa là các chuẩn mực đã được công nhận nhưng từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp. Xa thì từ thời Xuân thu – Chiến quốc, đời Hán, đời Đường – chủ yếu là đạo lí vua – tôi (rộng), còn gần thì đời Tống, đời Nguyên – chủ yếu là đạo lí chủ soái tì tướng (hẹp). Xa và gần đều có ý nghĩa ngang nhau. Những bậc trung thần nghĩa sĩ xa xôi nếu đã được “lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ”, thì những tì tướng thời Tống, Nguyên hoặc “khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu” hoặc “khiến cho quân trưởng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng tốt”. Cái cách bàn luận cứ thu hẹp dần biên độ này phải chăng đầy dụng ý để khi bước vào luận điểm thứ hai, tác giả bài văn có thể bắt đầu bằng một cụm từ thể hiện quan hệ cụ thể “Huống chi ta cùng các ngươi…” không có gì là đột ngột nữa. Sự thu hẹp vừa nêu, ít nhiều đã bộc lộ một phong cách : thay thế cho sự áp đặt, cứng nhắc là thái độ tinh thần dễ tạo được sự cảm thông giữa hai vai phát ngôn: người nói và người nghe, người có vị thế xã hội cao hơn với đông đảo người dưới quyền. Sự tiến lui trong đường đi nước bước này thật linh hoạt, mềm dẻo, cốt là đạt được đến cái đích cuối cùng – điểu này mới là then chốt: “Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói đến nữa. Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây”. Và ngay khi kể chuyện thời xa lắc xa lơ – mà những kẻ “con nhà võ tướng không hiểu văn nghĩa không biết thực hư”, tác giả bài vãn vẫn nhấn mạnh một ý cần bàn không bao giờ thuộc về dĩ vãng. Ấy là thái độ sống : “Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa”. Sự thức tỉnh phải chăng từ đó đã được nhen lên, từ lương tri, lương năng của người võ tướng. Để sau đó bao nhiêu câu hỏi liên tiếp được đật ra xoáy vào tâm trí khi kể chuyện Tống, Nguyên: “Vương Công Kiên là người thế nào, tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập lại là người thế nào… Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào, tì tướng của ông là Xích Tu Tư lại là người thế nào…”. Bài văn chính luận do cách nói ấy đã có được đà. Sự sâu sắc của tư tưởng, cái cách khái quát của tư duy, độ dồn nén bên trong của cảm xúc đã tạo nên cái đà ấy.

2. Nay “các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo” là luận điểm thứ hai, trên phương diện đạo lí, nó đối lập với luận điểm thứ nhất, nghĩa là trái với lẽ phải, trái với đạo luân thường của con nhà võ tướng.

Ở luận điểm tối quan trọng này, nếu không hiểu thấu đáo (trong cấu trúc tổng thể của bài văn) sẽ có nguy cơ bị phan tán, sa lầy vào các nội dung manh mún, ví dụ, tách bạch các ý tuy là có thật của bài vãn, như sự ngang ngược và tội ác của giặc, lòng yêu nước và cách đối xử ân tình của chủ tướng,… Nên chăng, tất cả các khía cạnh trên đây nên quy về một mối “nhìn chủ nhục mà không biết lo”. Người chủ ấy là ai nếu không phải là chính tác giả bài văn ? Người chủ ấy tuy không là vua nhưng đang giúp vua thống lĩnh quân đội, thay trời hành đạo để bảo vệ non sông khi sự còn mất của nước nhà chỉ như ngàn cân treo sợi tóc. Người chủ ấy, với tư cách là bề tôi của vua cũng có đạo thần chủ, có trách nhiệm của riêng mình, nhưng trong giao tiếp đối thoại của bài vãn, chủ yếu nó hướng về mối quan hệ giữa chủ (là Trần Quốc Tuấn) với tướng (các tì tướng).

Nỗi nhục của chủ tướng lúc này là ở chỗ: tuy có trọng trách thay vua giữ nước, nhưng để cho đất nước bị quân giặc chà đạp, ngang ngược lộng hành. Chúng đang xúc phạm đến những điều thiêng liêng nhất mà kẻ còn có lương tri không thể nhắm mắt dửng dưng. Triều đình bị sỉ mắng, tể phụ bị bắt nạt. Mà kẻ có quyền sỉ mắng đó là ai: một bọn cú diều, dê chó (“uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, dem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”). Sự nghiêm trọng khác thường là ở chỗ: tác giả sử dụng biện pháp đối lập để nêu bật tình hình, mà cũng là một tổn thương tinh thần với người chủ tướng. Đối lập với tể phụ, triều đình, về đại từ nhân xưng, tác giả đã không ngần ngại biến chúng thành những loài dã thú. Thú vật hoá quân thù cũng là một cách bộc lộ lòng căm thù tới đỉnh cao, đến tột cùng của nsười chủ tướng. Chưa hết, sự im lặng về phía hành động của các tướng sĩ còn dẫn đến một nguy cơ “như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau”. Điểu đó khiến người chủ tướng không thể bình tâm : ngày quên ăn, đêm quên ngủ. Cái vật vã đến đớn đau của người chủ tướng là căm tức đến nghẹn ngào “VÌ “chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Con người ta ai chẳng là người ham sống, nhưng tác giả tình nguyện chết đến trăm, nghìn lần, chết trong niềm vui vì giải thoát được niềm căm tức. Phóng đại, cường điệu là cách nói dường như không thật, nhưng giờ đây nó lại là “thật” nhất. Khi nỗi uất hận trong lòng như ngọn lửa bốc lên thì không gì kìm giữ nổi. Chỉ có cách nói ấy mới có khả năng đánh thức một cái gì ở đối tượng người nghe.

  • Cái đánh thức thứ hai với đối tượng người nghe không chỉ ở nhận thức lí trí. Nó còn sâu lắng trong quan hộ đối đãi ân tình giữa ông và các tướng sĩ của ông, ấy là sự cảm thông chia sẻ. Vị thế xã hội tuy trên dưới khác nhau nhưng tình lại như cha con, ruột thịt, lúc nào cũng săn sóc vỗ về. Sự chia sẻ ở bài văn là có ý thức hẳn hoi, khi thì : “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc”, khi thì: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày”. Ta và các ngươi đã ở vào cái thế song hành, bè đôi, có chung có thuỷ, có nghĩa có tình. Những câu văn theo lối tứ lục (mỗi vế câu có bốn hoặc sáu chữ) đối nhau tương xứng cả ý, cả lời, cả thanh điệu lại viết liền một mạch như nguồn nước tràn đầy không một lúc cạn vơi diễn tả tấm lòng của người chủ tướng. Cảm động biết dường nào khi tướng sĩ, kẻ được nâng đỡ, cưu mang nghe được những câu văn chân thật, chân thật trong sự cảm thông chia sẻ “lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”, chân thật cả trong sự so sánh đối đãi với người xưa: “so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì. Như thế là ta đã làm tròn bổn phận của ta, còn các ngươi ?”.
  • Hiểm hoạ hiện thời – hậu quả của thú hưởng lạc ăn chơi của các ngươi dẫn đến là gì, nếu không phải là nước mất nhà tan ? Nước có giặc mà không sẵn sàng đánh giặc, thì nếu có đánh giặc “cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp”, “mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”,… tất dẫn đến nguy cơ mà cả ta và các ngươi phải chịu. Nước đã mất, nhà sẽ không còn, ta và các ngươi đều trở thành tù binh của giặc… “Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất”. “Chẳng những” và “chẳng những”… bao nhiêu câu văn là bấy nhiêu đau xót (“đau xót biết chừng nào”). Chẳng những kiếp này, còn đến trăm năm sau “tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu”. Cách phân tích của tác giả thật sắc sảo, hợp lí, chí tình khi vạch ra hai con đường hoạ, phúc. Hoạ có thể đến nơi mà phúc cũng như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều là chúng khác nhau một vực, một trời. Điều quyết định nằm trong thái độ, trong sự dứt khoát chọn đường : ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi ? “Nhà” và “Nước” tuy là hai yếu tố gắn liền với nhau, nhưng không thể ngang hàng, không thể xếp theo thứ tự hàng ngang, mà phải cái sau cái trước, bởi “nước mất” thì “nhà tan”. Đổ giữ được nước – cũng là giữ được nhà, trọng trách của con nhà võ tướng không còn cách nào khác hơn là luyện tập binh đao, cung kiếm “Khiến cho người nsười giỏi như Bàng Mồng, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”. Phải tiêu diệt kẻ thù ở chính nơi chúng đã gây ra tội ác, nơi tượng trưng cho quốc thể, nơi tôn miếu thờ cúng của quốc gia, phải “bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”, người viết những điều tâm huyết mới được hả lòng. Sự “hả lòng” ấy sung sướng biết bao nhiêu khi hạnh phúc được bảo vệ, ta và các ngươi lại được an hưởng thái bình, “chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ”. Lại những câu, những cặp vế song song đôi một giữa ta và các ngươi, giữa nước với nhà giống như một thứ hạnh phúc bay đôi thật là đủ đầy viên mãn. Trọng lượng của bài văn rơi đúng vào đoạn phân tích thiệt hơn, tác động cùng một lúc đến nhận thức, tình cảm, lương tâm đối với con nhà võ tướng. Đó cũng là một cách lập luận điển hình mẫu mực, không thể có một cách nói nào đúng hơn và hay hơn vào thời điểm đó.

3. Nhận thức được phải trái, đúng sai, nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động.

Hành động ấy rút cuộc là “chuyên tập sách này” (cuốn Binh thư yếu lược) hay là khinh bỏ nó. Chăm chỉ học hành, luyện tập “mới chỉ là đạo thần chủ” (ngọn cờ tư tưởng của bài văn, thấm vào từng ý, từng lời) còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người quyền uy tối thượng thống lĩnh toàn quân “tức là kẻ nghịch thù”. Giọng điệu của lời văn vô cùng nghiêm khắc, hết sức rạch ròi, không còn khoan dung, độ lượng nữa. “Vì sao vậy” ? Câu văn hàm chứa hai lượng thông tin, nó cảnh báo một tình hình : nước có thể vẫn giữ dược (vì giữ nước là sự nghiệp của toàn dân) nhưng khi “giặc giã dẹp yên” thì “chỗ đứng của các ngươi không còn. Nước vẫn còn, nhưng hạnh phúc của các ngươi không thể nào có nữa, không chỉ bây giờ mà còn “muôn đời để thẹn”, với con cháu các ngươi thì còn gì là tông tổ, gia thanh, còn tiếng thơm đâu mà lưu truyền mãi mãi”. Sự tuyệt tự về tinh thần này mới thật là đáng sợ vì nó là một thứ bia miệng ngàn năm (“Trăm năm bia đá thì mòn – Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”). Đoạn văn cảnh báo, cảnh tỉnh đúng như một thứ quân lệnh (quân lệnh như sơn) không thể có cách hiểu khác, cũng không thể nào làm khác. Ở đoạn kết của bài văn này, một lần nữa đạo thần chủ lại rành rọt cất lên như lẽ sống của con nhà võ tướng: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục…” nghĩa là không lo báo thù cho chủ, không hành động thì chẳng khác nào “quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc”. Thái độ dứt khoát này có tác dụng tập hợp lực lượng, trước hết về mặt tư tướng tinh thần để tướng sĩ trong quân nghìn người như một (“Ba quân hùng khí át sao Ngưu” – Phạm Ngũ Lão). Thế áp đảo của ta đối với bọn giặc thù phải bất đầu từ đó. Binh thư yếu lược dạy cách đánh cụ thể (khi đối mặt với quân thù), nhưng muốn “mưu phạt” phải “tâm công” như sách lược của Nguyễn Trãi sau này mà Trần Quốc Tuấn tuy không nói ra nhưng ông đã làm như vậy.

Thảo luận cho bài: Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn