Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích khổ 2 bài khi con tu hú của Tố Hữu

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

 

Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

  • Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng. Trong bài thơ, thể thơ này được sử dụng và khai thác đạt hiệu quả nghệ thuật: bài thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng mà đầy gợi cảm. Toàn bài thơ có giọng điệu chủ âm là trầm lắng, ngậm ngùi. Giọng thơ này rất phù hợp trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người đặc biệt là trước tình cảnh đáng thương của những lớp đang tàn lụi như ông đồ.
  • Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:
    • Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.
    • Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập – hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.
  • Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người {vẫn ngồi đấy – không ai hay, người muôn năm cũ – hồn ở đâu,…).
  • Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công: Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người).
  • Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm: Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay. Hình ảnh lá vàng có một sức gợi lớn. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ, cảm giác buồn. Giữa mùa xuân mà tác giả lại cảm nhận lá vàng rơi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về một sự tàn tạ, sự kết thúc của một kiếp người tàn. Hình ảnh mưa bụi bay nhẹ nhưng ảm đạm lòng người.

Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người.

  • Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc.

Thảo luận cho bài: Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên