Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 – tác phẩm Tiếng hát con tàu

Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2017- Tiếng hát con tàu
Đọc và trả lời câu hỏi

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2017- Tiếng hát con tàu

Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2017- Tiếng hát con tàu

Nêu ý chính của đoạn thơ? 
  • Ý chính của đoạn thơ: thể hiện khát vọng sống cống hiến, hoà nhập của nhà thơ với Tổ quốc, quê hương. Đó là khát vọng lên đường, đi đến tận cùng tổ quốc để dựng xây và tìm nguồn cảm hứng cho thơ ca, nghệ thuật.

Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?
  • Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ: câu hỏi tu từ: Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. Phép điệp từ Khi, phép nhân hoá Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát. Ý nghĩa: giọng thơ trữ tình chính luận, nhịp thơ dồn dập có tác dụng mang đế bốn câu thơ đề từ đầy nhiệt huyết, háo hức và mê say về khúc hát lên đường của thi sĩ cách mạng để tìm về với nhân dân- cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật.
Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu Tây Bắc
  • – Con tàu: Năm 1960, nước ta chưa có con tàu lên Tây Bắc. Như vậy, con tàu ở đây là biểu tượng khát vọng lên đường tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc; khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ.

    – Tây Bắc: là vùng đất có thực, biểu tượng cho nơi xa xôi của Tổ quốc, là nơi đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến, đồng thời còn là Mẹ của hồn thơ.

Thảo luận cho bài: Một số đề đọc hiểu môn Ngữ văn ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 – tác phẩm Tiếng hát con tàu