Máu và môi trường trong cơ thể

Máu và môi trường trong cơ thể

Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động

GIẢI BÀI TẬP MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

1. Lệnh 1 mục I

Chọn từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống:

– Huyết tương      – Bạch cầu

– Hồng cầu           – Tiểu cầu

Máu gồm ………… và các tế bào máu.

Các tế bào máu gồm …………… bạch cầu và ………………..

Trả lời:

– Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.

– Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Máu và môi trường trong cơ thể

Máu và môi trường trong cơ thể

2. Lệnh 2 mục I

– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dề dàng trong mạch nữa không?

– Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?

Các chất

Tỉ lệ

 – Nước

90%

 –     Các chất dinh dưỡng: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin.

 –    Các chất cần thiết khác: hoocmổn, kháng thể,…

 –    Các muối khoáng.

 –    Các chất thải của tế bào: urê, axit uric…         

10%

– Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?

Trả lời:

– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu khó có thể lưu thông dễ dàng trong mạch vì khi máu bị mất nước (từ 90% – 80% – 70%…) thì máu sẽ đặc lại. Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ khó khăn hơn.

– Chức năng của huyết tương là: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. Trong huyết tương có các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải – huyết tương tham gia vào việc vận chuyển các chất này trong cơ thể.

– Máu từ phổi về tim được mang nhiều 02 nên có màu đỏ tươi do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với ơ2 sẽ có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều C02 nên có màu đỏ thẫm do hồng cầu có Hp (huyết có sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với C02 có màu đỏ thẫm.

3. Lệnh mục II

– Các tế bào cơ, não… của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?

– Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?

Trả lời:

– Các tế bào cơ, não… do nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.

– Sự trao đối chất của các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong như sơ đồ ở phần II (hình 13 – SGK) của bài. Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết. Mối trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 44 SGK sinh học 8: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Néu chức năng của huyết tương và hồng cầu?

Trả lời:

– Thành phần cấu tạo của máu và chức năng của từng thành phần:

Thành phần cấu tạo

Chức năng

 – Huyết tương (55%)

 – Nước (chiếm 90% lượng  huyết tương)

 – Các chất khác (chiếm  10%) bao gồm:

 + Chất dinh dưỡng

 + Hoocmôn

 + Kháng thể

 + Muối khoáng

 + Các chất thải

–           Nước giúp duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch.

–           Các chất khác giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào, các chất cần thiết khác hoocmôn, kháng thể,…) tới nơi cần, vận chuyển các chất thải tới cơ quan bài tiết.

Các tế bào máu (45%)

– Hồng cầu      

– Tiểu cầu

– Bạch cầu

 – Hồng cầu giúp vận chuyển 02 và C02.

 – Bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị các tác nhân gây nhiễm tấn công. Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây nhiễm bằng 3 cơ chế:

 + Thực bào.

 + Tiết kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên.

+ Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm các vi khuẩn, virut.

– Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu, bảo vệ cơ thể chống mất máu. Các tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu khi mạch máu bị tổn thương:

 + Chất xúc tác —> Làm co mạch máu —> Giảm mất máu

 + Dính vào bờ vết thương có tác dụng nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương.

 + Chất xúc tác —> Tơ máu —> Khối máu đông bịt kín vết thương

 

Giải bài tập 2 trang 44 SGK sinh học 8: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?

Trả lời:

Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào.

 

Giải bài tập 3 trang 44 SGK sinh học 8: Cơ thể em nặng bao nhiêu kg? Đọc phần “Em có biết” và thử tính xem cơ thể em có khoảng bao nhiêu lít máu?

Trả lời:

Học sinh tự tính lượng máu của cơ thể theo giới và trọng lượng cơ thể.

 

Giải bài tập 4 trang 44 SGK sinh học 8: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

– Mỏi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết.

– Mối quan hệ của các thành phần thuộc môi trường trong với môi trường ngoài cơ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

CƠ THỂ

– Môi trường trong cơ thể có vai trò giúp các tế bào trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

– Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.

– Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.

– Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hoà vào máu.

Thảo luận cho bài: Máu và môi trường trong cơ thể