Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

Cơ quan phân tích thị giác

GIẢI BÀI TẬP HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNg

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

1. Lệnh mục 1

Quan sát kĩ hình 48 – 1 và 48 – 2 cùng các chú thích trên hình rồi trả lời các câu hỏi sau:

– Trung khu cua các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?

– So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.

Trả lời:

– Đều nằm trong chất xám nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sửng hên của tuỷ sống và trong trụ não.

– Đường hướng tâm của 2 phản xạ đều gổm nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám. Nơron liên lạc tiếp xúc với nơron vận động ở sừng trước (trong cung phản xạ vận động) hoặc với nơron trước hạch sừng bên chất xám (trong cung phản xạ sinh dưỡng).

Đường li tâm của phản xạ vận động chỉ có 1 nơron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng còn đường li tâm của phản xạ sinh dưỡng gồm 2 nơron tiếp giáp nhau trong hạch thần kinh sinh dưỡng.

Cụ thể:

+ Sơ đồ cung phản xạ vận động: 

+ Sơ đồ cung phản xạ dinh dưỡng

 

Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng

2. Lệnh mục 2

Trình bày điểm khác nhau giữa phân hệ giao cảm và đối giao cảm.

Trả lời:

Bảng 48 – 1. So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hộ đối giao cảm

Cấu tạo

Phân hệgiao cảm

Phân hệ đối giao cảm

 Trung ương Các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống (từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng III)  Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống

 

 Ngoại biên gồm:

 – Hạch thần kinh (nơi chuyển tiếp nơron).

 – Nơron trước hạch (sợi trục có bao miêlin)

 – Nơron sau hạch (không có bao miêlin)

 Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách.

 Sợi trục ngắn

 Sợi trục dài 

 Hạch nằm gần cơ quan trụ trách

 Sợi trục dài

Sợi trục ngắn

– Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm tuy có tác động đối lập nhau nhưng nhờ sự phối hợp và điều hoà hoạt động của hai phân hệ đối với hoạt động của các nội quan nên đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cơ thể và thích nghi với những đổi thay của môi trường.

– Nếu có sự mất cân bằng trong hoạt động của hai phân hệ sẽ dẫn dến tình trạng bệnh lí.

3. Lệnh mục III

Căn cứ vào hình 48.3 và 48.2, em có thể nhận xét gì về chức năng của 2 phân hệ giao cảm và dối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì trong đời sống.

Trả lời:

Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hoà được hoạt động của chúng phù hợp với nhu cầu của cơ thể từng lúc, từng nơi.

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

I. Trình bài điểm giống và khác nhau giữa 2 phàn hệ giao cảm và đối giao cảm.

Trả lời:

* Những điểm giống nhau:

– Đều bao gồm phần trung ương (hạch xám trong trụ não hoặc trong tuỷ sống) và phần ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh).

– Các dây thần kinh li tâm đi dến các cơ quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.

– Điều khiển, điều hoà hoạt động cùa các cơ quan sinh dưỡng.

* Những điểm khác nhau:

– Cấu tạo và chức năng của phân hệ đối giao cảm

Cấu tạo và chức năng của phân hệ đối giao cảm

– Hai phân hộ giao cảm và đối giao cảm tuy có tác động đối lập nhau nhưng nhờ sự phối hợp và điều hoà hoạt động của hai phân hệ đối với hoạt động của các nội quan nên đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cơ thể và thích nghi với những dổi thay của môi trường.

– Nếu có sự mất cân bàng trong hoạt dộng của hai phân hệ sẽ dẫn dến tình trạng bệnh lí.

2. Hãy thử trình bày phản xạ điều hoà tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:

– Lúc huyết áp tăng cao.

– Lúc hoạt động lao động.

Trả lời:

Điểu hoà tim mạch bàng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp:

– Lúc huyết áp tăng cao

Áp thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhản xám thuộc phản hệ đối giao cảm, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp (có thể giới thiệu học sinh tham khảo hình 48 – 2 trong bài). 

– Hoạt động lao động.

Khi lao động xảy ra sự ôxi hoá glucôzo để tạo năng lượng cần cho sự so cơ, đồng thời sản phẩm phân huỷ của quá trình này là CO2 tích luỹ dần trong máu. (Đúng ra là H+ được hình thành do:

H+ sẽ kích thích lìơá thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tuỷ, truyền tới trung tâm giao cảm, theo dây giao cảm đến tim mạch, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến co dãn để cung cấp 02 cần cho nhu cầu nãng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân huỷ đến các cơ quan bài tiết.

Thảo luận cho bài: Hệ Thần Kinh Sinh Dưỡng