Cơ quan phân tích thị giác

 Cơ quan phân tích thị giác

Vệ Sinh Mắt

GIẢI BÀI TẬP CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

1. Lệnh 1 mục l

Quan sát hình 49 – 1 và 49 – 2 để hoàn chỉnh thông tin sau về cấu tạo của mắt.

Trả lời :

Cầu mắt nằm trong hốc mắt cùa xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm cho mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ…………………. Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là …………………. có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp …………………. có nhiểu mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong …………………. trong đó có chứa bao gồm 2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que.

Trả lời:

Cầu mắt nằm trong hốc mắt cùa xương sọ, phía ngoài được bảo vê bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm cho mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ quan vận động mắt. Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt ; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong màng lưới trong đó có chứa tế bào thụ càm thị giác y bao gồm 2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que.

 Cơ quan phân tích thị giác

 Cơ quan phân tích thị giác

2. Lệnh 2 mục I

Vì sao ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

Trả lời:

Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và được truyén về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ trong khi ở vùng ngoại vi nhiểu tế bào nón hoặc nhiều tế bào que mới được gửi về não các thông tin nhận được qua 1 vài tế bào thần kinh thị giác

3. Lệnh 3 mục I

Hãy theo dõi kết quả của thí nghiệm sau (hình 49 – 4):

– Với thấu kính hội tụ 1, khi đặt một vật (chẳng hạn cây nến đang cháy) ở vị trí A và vị trí B.

– Vẫn để vật ở vị trí B nhưng thay bằng thấu kính 2 có độ cong lớn hơn.

Qua các kết quả của thí nghiệm trên, em có thể rút ra kết luận gì về vai ưò của thuỷ tinh thể trong cầu mắt.

Trả lời:

Khi vật tiến lại gần, mắt phải đều điều tiết để thể thuỷ tinh phồng lên kéo ảnh vé phía trước cho ảnh rơi đúng trên màng lưới giống với thay thấu kính có độ hội tụ lớn hơn (dày hơn, cong hơn) để ảnh trở vể đúng màn ảnh cho rõ.

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Bài tập 1: Mô tả cấu tạo của cầu mất nói chung và màng lưới nói riêng.

Trả lời:

* Cầu mắt:

– Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm cho mắt không bị khô.

– Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ quan vận động mắt.

– Cầu mắt gồm 3 lớp:

+ Lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt đe’ ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.

+ Lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh).

+ Lớp trong màng lưới trong đó có chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que.

* Màng lưới:

– Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác, trong đó chủ yếu là các tế bào nón và tế bào que, tiếp nhân hình ảnh của vật. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích về màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng.

– Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón. Mỗi tế bào nón ở trung tâm của điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.

– Các tia sáng phản chiếu từ cảnh vật xung quanh đi vào màng lưới, tạo thành 1 ảnh lộn ngược trên màng lưới là nhờ một hệ thống môi trường trong suốt gồm: Màng giác và thể thuỷ tinh. Ánh sáng đi qua màng giác vào thể thuỷ tinh qua lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen).

Nhờ khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh (phổng lên) mà ta có thể nhìn rõ vật khi tiến lại gần. Đồng tử cũng có khả năng điều tiết ánh sáng (thu nhỏ hay dãn rộng) để điểu chỉnh lượng ánh sáng vào màng lưới khi ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu

– Dây thần kinh thị giác đảm nhận khâu dẫn truyển các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới vể vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

– Phân tích trung ương là vùng thị giác.

Tuỳ thuộc tính chất của ánh sáng (có màu sắc hay không), cường độ chiếu sáng, khu vực tiếp nhận các kích thích (điểm vàng hay vùng ngoại vi), loại tế bào bị kích thích, xung ưuyển vể những điểm nhất định trên vỏ não trong vùng thị giác mà cho ta những cảm giác nhất định về hình ảnh của cảnh vật xung quanh.

Bài tập 2: Hãy quan sát đồng tử của bạn em khi rọi và không rọi đèn pin vào mắt.

Trả lời:

Khi rọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn dồng tử trước khi dọi đèn. Đó là phản xạ đồng tử. Vì khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm loá mắt. Ngược lại, nếu từ sáng vào tối thì đồng tử dãn rộng để có đủ năng lượng ánh sáng mới có thể nhìn rõ vật. Sự co dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng mới có thể nhìn rõ vật. Sự co và dãn của đồng tử là nhằm diễu tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới.

Bài tập 3. Tiến hành thí nghiệm sau:

– Đặt bút bi thiên long có màu trước mắt, cách mắt 25 cm, em có đọc được chữ trên bút không? Có thấy màu rõ không?

– Chuyển dần bút sang phải và giữ nguyên khoảng cách nhưng mắt vẫn hướng về phía trước. Em có thấy màu và chữ nữa không? Hãy giải thích vì sao?

Trả lời:

– Trường hợp thứ nhất, chữ đọc được dễ dàng và nhận rõ được màu của bút.

– Trường hợp thứ hai, không nhìn rõ chữ trên bút và không nhận được màu của bút khi vẫn hướng mắt về trước mà bút chuyển sang bên phải mắt vì ảnh của bút không rơi vào điểm vàng mà rơi vào vùng ngoại vi của điểm vàng, nơi ít tế bào nón và chủ yếu là tế bào que. 

Thảo luận cho bài: Cơ quan phân tích thị giác