Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ nơi đâu tôi thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện, tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì mà con người có thể xem; và chỉ phụ thuộc vào bản thân tôi, tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ. Nếu do thời tiết xấu không đi bộ được và thấy chán rồi, lúc đó tôi đi ngựa.
(Đi bộ ngao du, trích Emin hay về giáo dục, Ru-xô, Paris, 1958)
Xác định ngôi kể và giá trị của nó trong việc biểu đạt nội dung chính của đoạn trích
-
- Ngôi kể: Thứ nhất
- Giá trị: Tạo ra giọng văn chân thực đáng tin cậy, mộc mạc như một lời chia sẻ.
Phép lặp:
- Tôi nhìn thấy một dòng sông… tôi đến tham quan… tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa … tôi chảng cần chọn những lối đi.
- Ta ưa, ta quan sát… ta xem xét… ta dừng lại.
-
- Phép liên tưởng: Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo dòng sông; một khu rừng ư, tôi đi vào dưới bóng cây, một hang động ư, tôi đến tham quan.
- Là những chia sẻ và trải nghiệm về thú đi bộ đầy phóng khoáng và tự do.
-
- Sự khác biệt giữa thành công và thất bại là nằm ở trong thói quen.
- Tạo lập thói quen tích cực có ý nghĩa rất tốt, giúp ta sông có ý nghĩa hơn, giúp cuộc sống của chúng ta khoa học và dễ dàng hơn.
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì ta dừng, ta mốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy.
- a, Mở đoạn: Giới thiệu dẫn dắt ý kiến.b, Thân đoạn:
- Giải thích ý kiến, xác định vấn đề cần nghị luận
- Khái niệm: Đi bộ là hình thức di chuyển cơ bản và phổ biến của con người nhằm di cuyển từ vị trí này đến vị trí khác và thường có tốc độ di chuyển chậm hơn so với chạy hoặc các hình thức vận động khác.
- Vấn đề cần nghị luận: Lợi ích của việc đi bộ.
- Bình luận:
- Đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.
- Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích của mình, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.
- Đi bộ giúp con người ta tăng cường sức khỏe, tính khí trở nên hòa đồng, vui vẻ hơn.
- Đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim mạch, cao huyết áp…
- Đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả.
- Sau mỗi lần đi bộ ta cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.
- Đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh.
- Chứng minh: Nếu là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn đi bộ sẽ giúp ta tìm hiểu được cách trồng trọt những sản vật mà ta đi qua…
- Bài học nhận thức và hành động.
- Nhận thức: Đi bộ là rất có ích đối với con người, nó làm cho đời sống sức khỏe cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện hơn.
- Hành động: Tích cực tham gia vào môn thể thao này hơn nữa để có được sức khỏe tốt hơn, học tập và làm việc có hiệu quả hơn.
c, Kết đoạn.
- Khẳng định lại ý nghĩa câu nói.
- Mở rộng và nâng cao vấn đề.
- Giải thích ý kiến, xác định vấn đề cần nghị luận
- 1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả tác phẩm và tình huống truyện:Ví dụNhà văn Nguyễn Khải nhận xét: “Là học trò của cụ Nguyễn Tuân, tôi vẫn không tin Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân viết “Làng” và “Vợ nhặt”. Đó không phải là người viết mà là thần viết. Thần mượn tay người để viết nên những trang bất hủ”. Xét riêng truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân quả xứng với lời khen đó. Thiên truyện về cái đói, cái chết mà làm lộ ra sự sống, lộ ra chất người kì diệu. Tư tưởng nhân văn sâu sắc đó không phải là truyện ngắn ồn ào mà được diễn đạt thấm thía qua nghệ thuật văn xuôi đặc sắc đã đưa Kim Lân vào hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học hiện đại. Đọc “Vợ nhặt”, không ai không bị hấp dẫn bởi một tình huống hết sức độc đáo và bi hài mà cũng đậm chất nhân văn, thấm đẫm tình người.
2. Thân bài:
2.1. Khái niệm tình huống truyện và tình huống truyện Vợ Nhặt
“Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” (Nhà văn Nguyên Ngọc). Vậy là đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. Bên cạnh đó, từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.
Tình huống truyện “Vợ nhặt” hiện lên ngay từ nhan đề, gợi lên sự chua xót, mai mỉa, một nỗi đau không thể nói thành lời. “Nhặt vợ”, một hành động nghe sao đơn giản và dễ dàng đến như vậy? Điều đó hoàn toàn trái ngược với quan niệm của dân gian:
Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thayVậy mà ở đây Tràng đã nhặt được vợ hẳn hoi, trong cơn đói khủng khiếp mà có lẽ “đến năm 2000 con cháu chúng ta vẫn kể cho nhau nghe để rùng mình” đang hoành hành. Cái lạ thường, kì dị của hành động đã tạo nên một tình huống vô cùng độc đáo mang ý nghĩa chi phối toàn bộ tác phẩm.
2.2. Nét đặc sắc của “tình huống truyện”
a. Tạo được sự bất ngờ hấp dẫn cho thiên truyện:
- Giữa bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945 người ta lo ăn còn chẳng xong thì Tràng lại đi lấy vợ
- Tràng là một thanh niên xấu xí, thô kêch, nghèo khó lại là dân xóm ngụ cư chắc chắn rơi vào tình cảnh ế vợ thế mà bỗng dưng có người theo không về. Điều đó tạo nên tình huống oái oăm bi hài…. cho tác phẩm
- Việc Tràng lấy được vợ khiến người dân trong xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên và bản thân Tràng cũng ngạc nhiên
=> Tình huống truyện đã thể hiện được giá trị hiện thực và giá tri nhân đạo cho tác phẩm
b. Tình huống đã cho thấy được hiện thực, mâu thuẫn mang tính bản chất của cuộc sống:
- Cái đói – Không cần dùng đến những lời lẽ đanh thép hay “đại ngôn” nhưng tác phẩm Vợ nhặt mang đến một giá trị nhân bản vô cùng to lớn. Bằng tình huống đầy bi hài, nó xoáy vào tố cáo chế độ thực dân phát xít, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái đói kinh hoàng.
- Cái đói mang đến sự chết chóc, tang thương khắp mọi nơi và cũng chính nó làm những giá trị con người bị hạ xuống mức thấp nhất. Con người dường như mất hẳn tính người, chỉ còn sống theo bản năng để được ăn, được sống…Cơn đói khát làm cho người đàn bà quên cả sĩ diện, được mời ăn “hai con mắt trũng hoáy của thị sáng lên” tức thì, thế rồi “thị sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Đoạn văn làm cho bất cứ ai có lương tâm cũng phải xấu hổ, phải quay mặt đi để cười ra nước mắt. Thì làm ta liên tưởng đến bà lão trong Một bữa no của Nam Cao. Con người trở nên trơ trẽn, mất nhân cách khi cái đói lởn vởn trong tâm trí. Giận thị nhưng ta vẫn xót xa trước dáng hình tiều tụy của thị “hôm nay thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.
- Cái đói, với bóng đen kinh hoàng của nó bao trùm khắp mọi nơi, đè nặng lên cuộc sống bình thường của mỗi con người. Còn gì thê thảm bằng đám “rước dâu” có tiếng quạ kêu thê thiết đón chào, đêm tân hôn có tiếng ai hờ khóc tỉ tê “có mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”. Trong cái thời tao đoạn ấy, việc Tràng lấy vợ quả là một tình huống oái oăm. Ta sẽ mừng hay lo, buồn hay vui cho cặp vợ chồng này?
- Tâm trạng của những nhân vật trong câu chuyện chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang và mâu thuẫn. Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trên của số phận: có phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩu những lo âu cho tương lai của con mình, “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua được cơn đói khát này không?”. Câu hỏi từ tận đáy lòng của bà mẹ “chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp bần hàn không lối thoát và cả sự rình rập trước ngõ của cơn ác mộng về cái đói chưa bao giờ dữ dội đến thế”. Trong lòng bà, ta cảm thấy cả nỗi buồn của một người mẹ không được thấy con trong ngày vui, không được một vài mâm làm lễ gia tiên. Trong lời nghẹn ngoài tâm sự của bà có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của một người mẹ đối với con. Nỗi buồn tủi của bà cụ Tứ, thân phận bọt bèo của những con người như Tràng và cô vợ Nhặt, những cám cảnh bần cùng ấy tự thân nó đã có sức tố cáo mạnh mẽ cái tội ác của thực dân phát xít….
c. Nhưng, tình huống truyện cũng làm ngời sáng lên vẻ đẹp của những người nông dân bình thường thô mộc….tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm
- Đó là khát khao hạnh phúc của anh Tràng. Tình huống nhặt vợ mang đầy vẻ bi hài, chỉ bằng những câu bông lơn và bốn bát bánh đúc, thị đã đồng ý làm bạn với hắn. Thị theo hắn dường như để giải quyết nhu cầu ăn. Những chuyện tưởng như rất thô lậu và trơ trẽn nhưng dưới ngọi bút tài tình của Kim Lân, nó trở nên nhẹ nhàng hơn và lấp ló tình thương.
- Tràng hoàn toàn mờ mịt về tương lai của mình “thóc gạo này đến thân mình còn chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng” nhưng hắn vẫn ra tay cưu mang người đàn bà nghèo khổ. Đói kém đã đẩy đưa người phụ nữ đến với hắn, mang đến cho hắn niềm hạnh phúc của một người có được mái ấm gia đình với bao ước mơ về tương lai dung dị nhưng đầy cảm động. Chính vì thế, hắn nhận ra trách nhiệm của mình đối với hạnh phúc mà mình vừa có được. Lòng hắn chợt loé lên một ý nghĩa được đổi đời, tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ, vẩn vơ, khó hiểu.
- Chính trong cái cảnh thê lương ấy, những tấm lòng nhân hậu lại sáng ngời lên mà tiêu biểu trong tác phẩm là bà cụ Tứ. Trong lòng người mẹ nghèo ấy lúc nào cũng mang sẵn tình thương con vô bờ bến “vừa ai oán vừa xót xa cho số kiếp của đứa con mình”.
- Bằng ngòi bút tài năng của mình, Kim Lân có lúc đã đưa người đọc đến tận cùng màn đêm tối tăm, u ám, nhưng rồi lại nhẹ nhàng hé ra một khe sáng lấp ló đâu đó khiến chúng ta hướng về và vươn tới. => Suối nguồn của giá trị nhân đạo
- Người dân Việt nam mà đại diện là những bà mẹ Tràng, anh Tràng và người đàn bà vẫn khát khao cuộc sống hạnh phúc tươi sáng hơn. “Bà lão nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này”. Trong tâm trí bà đã có sẵn một viễn cảnh tươi sáng gia đình. Niềm vui làm bà mẹ Tràng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác thường, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Ta vui lây niềm vui của gia đình hoà thuận, đầm ấm, niềm vui của Tràng được thấy xung quanh mình hôm nay có gì vừa thay đổi mới mẻ, khác thường. Niềm vui bất chợt của gia đình làm ta cười sung sướng nhưng nước mắt vẫn cứ tuôn mãi nghẹn ngào. Ta múôn tha thứ tất cả, kể cả sự trơ tráo của người đàn bà và cả tội phung phí đến hai hào dầu của anh Tràng. => Giá trị nhân đạo
3. Kết bài.
Chỉ một tình huống nhỏ nhoi nhưng Kim Lân đã gợi nên biết bao điều. Mỗi ý nghĩ của tình huống lại mang một giá trị nhân bản, tấm lòng nhân đạo bao la của nhà văn. Chính vì thế, tác phẩm mang đầy tình yêu thương nồng ấm như một ngọn lửa nhỏ lấp loé mãi trong cuộc đời. Và tác phẩm đã cho ta phát hiện thêm một bản chất tuyệt vời nhân hậu, tuyệt vời đức hi sinh của những người nông dân Việt Nam. Dù đứng trước sự mất còn của mạng sống (hiểu theo nghĩa đen trần trụi nhất) vẫn cưu mạng, vẫn lấy lại phẩm giá để làm người, để sống với hi vọng, với tương lai. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh dẫn đoàn người đói khát đi phá kho thóc của Nhật đâu chỉ là mộng tưởng. Cách mạng đã gần kề, suối nguồn của chủ nghĩa nhân đạo sẽ làm sáng lên những con người bình dị nhưng có phẩm chất nhân đạo như cụ Tứ, như Tràng và cô “vợ nhặt” tội nghiệp….Họ sẽ viết tiếp truyền thống về phẩm giá con người Việt Nam trong tương lai.