Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (Lần 1)

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Cù Huy Cận (Lần 1)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó mang lại hạnh phúc cho bạn. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến chiều thứ 7, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật, hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải là lúc này?

Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảng khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn. Thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người”.

(trích Điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc, First News)

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Cù Huy Cận (Lần 1)

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Cù Huy Cận (Lần 1)

Câu 1:
Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
    • Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.
    • Lưu ý: Trả lời nhiều phong cách không cho điểm.
Câu 2:
Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc.
    • Giải thích: tia nắng ban mai: ánh sáng bắt đầu cho một ngày mới; ánh hoàng hôn buông xuống: thời khắc kết thúc của một ngày.
    • Ý cả câu: Đây là cách nói hàm ẩn. Hạnh phúc là ở hiện tại, không phải của sự chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ đến hay khi kết thúc một công việc.
    • Lưu ý: cho điểm tối đa khi Thí sinh giải thích rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn nhưng chặt chẽ, mạch lạc.
Câu 3:

Vì sao tác giả lại cho rằng: Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình.

    • Giải thích câu nói: Hạnh phúc không phải một điểm đến, một thành quả mà là một hành trình dài.
    • Vì: Hạnh phúc không bao giờ đứng yên, nó đòi hỏi ta phải tìm tòi, khám phá từ những điều chưa biết.
    • Lưu ý: cho điểm tối đa khi Thí sinh giải thích rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn nhưng chặt chẽ, mạch lạc.
Câu 4:
Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh, chị.
    • Thí sinh lấy được một thông điệp từ đoạn trích.
    • Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi Thí sinh giải thích rõ ràng, hợp lý.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người”.

  • a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn. Có cấu trúc chặt chẽ: Câu mở đoạn; Các câu triển khai đoạn; Câu kết đoạn. 0,25đb. Giải thích ý kiến: Vai trò quan trọng của thời gian đối với bản thân và người khác. Vì thời gian sẽ đánh giá đúng bản thân mình. 0,5đc. Bàn luận vấn đề: 1,0đ
    • Ý nghĩa quan trọng của thời gian đối với mỗi người
    • Nhận thức đúng đắn về vai trò của thời gian
    • Mở rộng vấn đề:
      • Thời gian là người bạn tốt nhưng không phải là tất cả.
      • Sử dụng thời gian phải hợp lý, có ý nghĩa.

    d. Bài học nhận thức và hành động: Hiểu rõ giá trị của thời gian; biết quý trọng thời gian. 0,25đ

Câu 2:

“…Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

(trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập Một)

Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận định: Chất liệu văn hóa, văn học dân gian góp phần làm cho những lý giải về tư tưởng Đất nước của Nhân dân trở nên sâu sắc.

  • a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đầy đủ các phần; Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 0,5đb. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn thơ, qua đó làm nổi bật vai trò của chất liệu văn hóa, văn học dân gian để lý giải sâu sắc về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân 0,5đc. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; văn diễn đạt lưu loát.
    Học sinh có nhiều cách làm bài, có thể triển khai theo định hướng sau: 3,0đ

    • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 0,5đ
    • Phân tích đoạn thơ: 2,0đ
      • Lý giải Đất Nước trên hai phương diện: không gian địa lý và thời gian lịch sử.
      • Sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian: câu chuyện cố tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ và truyền thống đạo lý làm cho tư tưởng Đất Nước của Nhân dân thêm sâu sắc.
      • Nghệ thuật: Thể thơ tự do; ngôn từ giản dị, gần gũi; chất liệu văn hóa, văn học dân gian hết sức sáng tạo; nghệ thuật chiết tự mới mẻ, táo bạo.
    • Đánh giá 0,5đ
      • Đoạn thơ đã định nghĩa sâu sắc, trọn vẹn về Đất Nước.
      • Nhận thức sâu sắc của nhà thơ về Đất Nước của Nhân dân.
      • Sáng tạo độc đáo mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm từ chất liệu văn hóa, văn học dân gian.

    d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5đ

    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu theo chuẩn tiếng Việt. 0,5đ

    * Lưu ý:

    • Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
    • Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng yêu cầu được nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
    • Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài có thể không giống đáp án nhưng phải có căn cứ, thuyết phục.

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (Lần 1)