Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – Đề 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – Đề 2 là đề thi được ra theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được Soanbai123.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bài trắc nghiệm này giúp các bạn tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc – Đề 2

Câu 1:

Nước cứng là nước có nhiều ion:

Câu 2:

Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau, cho dung dịch glucozơ tác dụng với

Câu 3:

Tiến hành các thí nghiệm sau đây:

a. Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.

b. Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.

c. Giàn khoan dầu làm bằng thép giữa biển khơi.

d. Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.

e. Cầu Long Biên đứng giữa trời chịu mưa, nắng quanh năm.

Trong các trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?

Câu 4.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Câu 5:

Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim đều được gây ra chủ yếu bởi?

Câu 6:

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

Câu 7:

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do

Câu 8.

Hoà tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch G. Cho G tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

Câu 9:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho các bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống. Vậy Y, X, Z, T lần lượt là: Chú ý: mỗi mũi tên là một phản ứng.

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – Đề 2

Câu 10.

Hòa tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch ta thu được m gam muối khan thì giá trị của m là:

Câu 11:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S, 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa muối sunfat trung hòa. Giá trị của V là?

Câu 12.

Chọn câu sai

Câu 13:

Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – mY) gần nhất với?

Câu 14:

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

Câu 15:

Một loại nước tự nhiên có chứa [Ca2+] = 4,5.10-4M; [HCO3-] = 3.10-4M, còn lại là ion Cl-. Để làm mềm loại nước này thường có 2 cách

  • Cách 1: Cho tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3
  • Cách 2: Cho tác dụng vừa đủ với CaO để loại bỏ phần nước cứng tạm thời rồi sau đó tác dụng vừa đủ với Na2CO3

Một nhà máy sản xuất nước sinh hoạt có công suất trung bình 100000 m3/1 ngày đêm, dùng nguồn nước trên để sản xuất nước sạch (giả thiết là nước mất hoàn toàn độ cứng) nếu sử dụng cách 2 thì 1 năm (365 ngày) nhà máy nước này sẽ tiết kiệm được so với cách 1 bao khoảng nhiêu tiền? (biết đơn giá Na2CO3: 6000đ/1kg; CaO; 1000đ/1kg)

Câu 16.

Thêm từ từ cho đến hết 0,5 mol dung dịch HCl vào hỗn hợp dung dịch Y gồm 0,2 mol NaOH và 0,15 mol NaAlO2. Lượng kết tủa thu được là?

Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo bởi từ cả 3 axit panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được bao nhiêu gam muối?

Câu 18:

Nhỏ từ từ dung dịch đến dư Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch A chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa và số mol OH- được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

Câu 19:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong bình kín, không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất rắn không tan Z và 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Câu 20:

Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. Người ta lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ KOH thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tổng khối lượng m’ gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn m’ gam hỗn hợp peptit trên cần 7,224 lít khí O2 (đktc). Giá trị đúng của m gần nhất với?

Đáp án:

  1. A
  2. D
  3. C
  4. D
  5. B
  6. C
  7. C
  8. A
  9. B
  10. B
  11. B
  12. C
  13. C
  14. A
  15. B
  16. C
  17. D
  18. A
  19. C
  20. D

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – Đề 2