Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh Lần 1 – Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT chuyên Đại học Vinh Lần 1 – Đề 2

Soanbai123.com xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài ôn thi với Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh Lần 1 – Đề 2 sau đây để tổng hợp và kiểm tra kiến thức môn Hóa học hiệu quả. Chúc các bạn có một kỳ thi đạt thành tích cao nhất.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh – Đề 1

Câu 1:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

Câu 2:

Cho 0,15 mol bột Fe tác dụng với 0,15 mol Cl2, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị của m là

Câu 3:

Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

Câu 4:
Phương trình hóa học nào sau đây sai?
Câu 5:

Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), ở cực âm (catot) xảy ra

Câu 6:

Một học sinh tiến hành nghiên cứu dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn thì thu được kết quả sau:

  • X đều có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
  • X đều không phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch HNO3.

Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?

Câu 7:

Cho 0,1 mol bột Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và V lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

Câu 8:

Cho 0,2 mol bột Fe phản ứng hết với dung dịch X chứa đồng thời Cu(NO3)2 và a mol Fe(NO3)3, thu được dung dịch Y có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của a là

Câu 9:

Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl), alanin (CH3CH(NH2)COOH) và glyxin (H2NCH2COOH) tác dụng với 300 ml dung dịch H2SO4 nồng độ a mol/lít (loãng), thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là

Câu 10:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh
Y Nước brom Kết tủa màu trắng
Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag trắng sáng
T Cu(OH)2 Dung dịch có màu xanh lam

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

Câu 11:

Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, phân tử chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) và este Y tạo bởi X và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH-C-CH=CH-CH2NH2 và (CH3)2CH-CH(NH2)COOH cần dùng x mol O2 (vừa đủ), chỉ thu được N2, H2O và 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của x là

Câu 13:

Hợp chất X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Phát biểu nào sau đây sai?

Câu 14:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho kim loại K vào dung dịch HCl.            (2) Đốt bột Al trong khí Cl2.

(3) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.             (4) Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2.

(5) Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

Câu 15:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl 1M như sau:

 

Giá trị của m là

Câu 16:

Cho dãy các chất: tinh bột, protein, vinyl fomat, anilin, mantozơ. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các chất trong dãy trên?

Câu 17:

Cho hỗn hợp X gồm 0,12 mol CuO; 0,1 mol Mg và 0,05 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol H2SO4 (loãng) và 0,55 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,6M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đề thi thử môn Hóa THPT chuyên Đại học Vinh Lần 1 - Đề 2

Đề thi thử môn Hóa THPT chuyên Đại học Vinh Lần 1 – Đề 2

Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thu được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 19:

Hỗn hợp M gồm 4 peptit X, Y, Z, T (đều mạch hở) chỉ tạo ra từ các α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH (n ≥ 2). Đốt cháy hoàn toàn 26,05 gam M, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 3,248 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch E (chứa muối axit) có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu 20:

Đun nóng 21,9 gam este đơn chức X với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 12 gam NaOH phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên cần dùng vừa đủ 42,56 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

Đáp án:

  1. B
  2. A
  3. D
  4. A
  5. C
  6. D
  7. C
  8. C
  9. B
  10. A
  11. C
  12. A
  13. A
  14. C
  15. D
  16. B
  17. B
  18. D
  19. C
  20. D

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh Lần 1 – Đề 2