Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
(…)
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
– Điểm 0,25: Trả lời đúng câu hỏi
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
* Tác giả dùng từ hành khất vì:
– Tác dụng phối thanh
– Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất)
– Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên
– Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 cách trên
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
– Những lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu con người, tôn trọng con người
– Những lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận… khiến con người phải suy nghĩ về cách sống Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
– Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
– Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
“Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Nhưng có gì độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư- một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của không biết bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm này họ vẫn đang bất lực. Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao nhiêu bệnh viện được xây và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường”…..
(Lê Bình, trích Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng, VTV1, 12/2/2016)
– Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
– Câu: nhiều câu hỏi, câu nêu giả thiết…
– Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm: đánh đổi liêm sỉ, độc ác, tàn nhẫn đến rợn người, nhẫn tâm, chôn sống…
– Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý theo cách trên
– Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý.
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
– Điểm 0,5: Trả lời đúng theo đáp án
– Điểm 0,25: Trả lời được ½ đáp án.
– Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
– Người Việt thôi độc ác với nhau khi không muốn độc ác: mỗi cá nhân tự nâng cao ý thức đạo đức; giáo dục tác động vào nhận thức, vào lương tri của tất cả mọi người
– Người Việt thôi độc ác với nhau khi không dám độc ác: có những quy định về xử phạt nặng đủ sức răn đe để họ sợ không dám gây tội ác
– Người Việt thôi độc ác với nhau khi không thể độc ác: các cơ quan chức năng vào cuộc giám sát chặt chẽ mọi khâu để cái ác cái xấu không có cơ hội tồn tại. Người tiêu dùng phải thông thái, dũng cảm để cái ác cái xấu không có đất tồn tại
– Điểm 0,5: trả lời đúng theo đáp án.
– Điểm 0,25: Trả lời 1/3 ý theo đáp án.
– Điểm 0: Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục./không trả lời.
“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”.
(Trích “Đường đến ngày vinh quang”; nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập)
Em hãy viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định trên.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
A, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
– Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần mở – thân – kết bài. MB dẫn dắt hợp lý, nêu được vấn đề; TB biết tổ chức thành nhiều đoạn văn, có liên kết chặt chẽ; KB khái quát được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân.
– Điểm 0: Trình bày được đầy đủ 3 phần nhưng chưa thực hiện được các yêu cầu trên, thân bài chỉ có 1 đoạn văn. Hoặc cả bài chỉ có một đoạn.
B, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điểm 0, 25: Trên con đường đi đến vinh quang phải vượt qua bao chông gai, sóng gió.
Điểm 0: làm lạc đề hoặc không làm bài.
C, Nội dung (2,0) Chia vấn đề thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo hướng sau: Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận.
1. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa thông điệp của tác giả:
– “ Hoa hồng” là loại hoa có hương thơm nồng nàn, có màu sắc rực rỡ của niềm vui, một loại hoa đẹp luôn là biểu tượng cao nhất của tình yêu trong cuộc sống con người. Ở đây hoa hồng là chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được.
– “ Mũi gai” hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc để cầm bông hồng trên tay chúng ta cũng phải chịu đau đớn không ít lần vì mũi gai nhọn của nó. Giống như cuộc sống, để có thành công và hạnh phúc ta phải biết vượt qua những sóng gió và thử thách trong cuộc đời” => Tác giả muốn khẳng định chân lí: Muốn có hạnh phúc và thành công trên đường vinh quang mỗi người bắt buộc phải biết “chịu đau: khi gặp những “mũi gai” và “đi qua muôn ngàn sóng gió”.
b. Bàn luận:
– Hạnh phúc, vui sướng… luôn là ước mơ cũng là mục tiêu mà con người hướng tới. Nhưng phải đi qua, thoát ra khỏi đau khổ, con người mới có thành công.
-> Dẫn chứng: Bác Hồ; Cuộc đời ca sĩ Trần Lập; Nick Vujic – con người tàn tật biết chấp nhận sự thiếu thốn, không vẹn nguyên về thể xác để thành công và trở thành biểu tượng của bản lĩnh, nghị lực sống trên toàn thế giới…
– Đường vinh quang là đi qua muôn trùng sóng gió. Lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của một con người luôn hiên ngang bước qua mọi gian nan ở đời. Đó là một bài học ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sống tốt đẹp là phải biết đối mặt với thử thách, đối mặt với phong ba bão táp và chiến thắng nó. Thành công sẽ đến với những người không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn.
-> Dẫn chứng: Người thương binh Nguyễn Xuân Năng với tinh thần “Thương binh tàn mà không phế” đã có nhiều thành tích cao trong việc thi đấu bóng bàn ở trong nước và Quốc tế…
c. Phê phán:
– Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nhụt chí và dễ dàng bỏ cuộc.
– Cũng không ít người vì không chấp nhận thất bại, buồn đau, khó khăn mà tìm cách đi đến thành công bằng mọi thủ đoạn.
-> Dẫn chứng: Nhiều cán bộ vì muốn giàu ra sức tham nhũng của dân chúng; thành công mà hại người khác; buôn gian bán lậu, cướp của giết người… kết quả là họ bị sa lưới pháp luật: tù tội, tử hình, gieo bao nỗi đau cho người khác…
3. Kết bài:
– Lời bài hát là chân lí,nghị lực và cách sống. Nó xuất phát từ kinh nghiệm quý giá từ cuộc đời thăng trầm của cố nhạc sĩ Trần Lập – một người tài hoa nhưng bạc mệnh.
– Tuy không còn tồn tại nhưng những đúc kết cuộc sống mang ý nghĩa sâu sắc của thành viên trụ cột ban nhạc “ Bức Tường” vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc.
Biểu điểm chung
– Điểm 1,5 – 2,0: làm được trọn vẹn các ý trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.
– Điểm 0,75 – 1,25: trình bày được 2/3 các ý trên, diễn đạt còn một số đoạn chưa lưu loát.
– Điểm 0,25 – 0,5: Trình bày được 1/3 các ý trên, diễn đạt còn lủng củng, chữ viết cẩu thả, khó đọc.
– Điểm 0: làm sai đề, lạc đề.
D, Sáng tạo (0,25)
– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (câu, từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm…), văn viết giàu cảm xúc, có liên hệ so sánh, có quan điểm, thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0: văn viết còn thiếu cảm xúc, chưa sử dụng các thao tác lập luận…
E, Chính tả (0,25)
– Điểm 0,25: không sai chính tả, dùng từ, đặt câu (hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)
– Điểm 0: chữ viết cẩu thả, sai từ 5 lỗi chính tả trở lên
Phân tích đoạn thơ sau:
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
(Nguyễn Khoa Điềm; Đất Nước; Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục – 2008, tr 119, 120)
Từ đó em hãy bày tỏ trách nhiệm của mình đối với đất nước trong thời điểm hiện nay.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25)
– Trình bày đủ 3 phần mở – thân – kết bài. MB dẫn dắt hợp lý, nêu được vấn đề; TB biết tổ chức thành nhiều đoạn văn, có liên kết chặt chẽ; Kb khái quát được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân.
– Trình bày được đầy đủ 3 phần nhưng chưa thực hiện được các yêu cầu trên, thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài chỉ có một đoạn văn.(0,0).
b, Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25): phân tích đoạn thơ trong Đất Nước – Nguyên Khoa Điềm – lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với đất nước – trách nhiệm của bản thân đối với đất nước trong thời điểm hiện nay.
c, Nội dung (3,0) Chia vấn đề thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo hướng sau:
Mở bài:
– Dẫn dắt. – Trích đoạn thơ.
– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác “Trường ca Mặt đường khát vọng” – Sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương diện không gian – địa lý, thời gian – lịch sử, phong tục – văn hóa…, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định: “Trong anh và em hôm nay, Đều có một phần Đất Nước”. Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy. Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này. Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ và cách sống của mình.
– Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người, nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận: “Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
– Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi/Khi; Đất Nước/Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.
– Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước : “Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng”. Có thể nói, ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước.Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa
– Đến những tháng ngày mơ mộng”. Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
– Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của đất nước, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người: “Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…”
=> Bằng giọng thơ trữ tình kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ “phải biết – phải biết” nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa thân” … nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người (nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình – dặn người của nhà thơ.- Trách nhiệm của bản thân đối với đất nước trong thời điểm hiện nay: học tập, lao động, rèn luyện, khi cần sẵn sàng cầm vũ khí bảo vệ chủ quyền dân tộc.Kết bài:
– Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước. Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
– Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình – chính luận của nhà thơ.
* Biểu điểm chung
– Điểm 2,5 – 3,0: làm được trọn vẹn các ý trên, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.
– Điểm 1,75 – 2,25: trình bày được 2/3 các ý trên, diễn đạt còn một số đoạn chưa lưu loát.
– Điểm 0,75 – 1,5: Trình bày được 1/2 các ý trên, diễn đạt còn lủng củng, diễn đạt còn một số đoạn chưa lưu loát.
– Điểm 0, 25 – 0,5: Chỉ diễn đặt được vài ý, chữ viết cẩu thả, khó đọc.
– Điểm 0: làm sai đề, lạc đề.
d, Sáng tạo (0,25)
– Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (câu, từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm…), văn viết giàu cảm xúc, có liên hệ so sánh, có quan điểm, thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
– Điểm 0: văn viết còn thiếu cảm xúc, chưa sử dụng các thao tác lập luận…
e, Chính tả (0,25)
– Điểm 0,25: không sai chính tả, dùng từ, đặt câu (hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)
– Điểm 0: chữ viết cẩu thả, sai từ 5 lỗi chính tả trở lên.