Bão thổi chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bênVòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…
– Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên: Nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn, vắng vẻ nhưng vẫn hiên ngang và tư thế hào hủng.
Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện
– vì chiến tranh, vì kẻ thù luôn gây chiến; Vì thiên tai bão lụt khắc nghiệt; Vì những khó khăn thử thách.
Suy nghĩ về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương:
– Họ đang ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ Quốc.
– Họ hi sinh thầm lặng để canh giữ biển trời Tổ Quốc.
– Họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để giữ vững chủ quyền.
– Họ là những người lính kiên cường đối mặt với quân thù và bão tố. Họ có tình yêu lý tưởng và tình yêu đất nước, yêu Tổ Quốc thiết tha.
– Chúng ta cảm thông, chia sẻ, cảm phục, trân trọng, biết ơn những người lính biển
(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)(2)”Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, thiết tha, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”.
(Trích Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi)
– Điệu hò của chú Năm như một mệnh lệnh, như nhắn nhủ, như lời thề giục giã con cháu quyết tâm đấu tranh “đền nợ nước trả thù nhà”
– Cách sử dụng câu trong đoạn (1): Câu ngắn, câu dài, ngắt nhịp rõ ràng mang đặc trưng tính cách của già làng, là lời hiệu triệu, lời răn dạy đầy uy nghiêm và thuyết phục của cụ Mết
– Biện pháp tu từ trong đoạn (2): so sánh “như hiệu lệnh… như nhắn nhủ… như lời thề..” tâm trạng, tính cách, lời động viên, nhắc nhở thấu lý, đạt tình của chú Năm cho con cháu
Vì: là lời của hình tượng nhân vật, có tình răn dạy, tính truyền cảm
– Họ là thế hệ đi trước với nhiều trải nghiệm, giáo dục, nhắc nhở con cháu nhiều bài học quý trong cuộc sống và đấu tranh.
– Họ là chỗ dựa và là tấm gương cho con cháu khâm phục, noi theo.
– Họ luôn tự hào về truyền thống và dân tộc.
– Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống cha anh.
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận (0.25 điểm)
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết nêu rõ, đúng vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó là giấy thông hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới, và với mọi trái tim.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1.5 điểm)
Giải thích câu nói:
– Phép lịch sự: Cách ứng xử, hành vi ứng xử, giao tiếp lễ phép, thanh lịch, có văn hóa …
– tấm giấy thông hành: giấy đi đường nhưng đây là đường tới mọi trái tim… Ý nghĩa của câu nói: Khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó là giấy thông hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới, và với mọi trái tim.
Chứng minh, bình luận:
– Những biểu hiện của phép lịch sự: Luôn mỉm cười với tất cả mọi người; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc; biết lắng nghe người khác; tôn trọng những sở thích, cá tính của người khác; tôn trọng những nét văn hóa của các dân tộc khác… (dẫn chứng minh họa).
– Vì sao phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành…? Vì giao tiếp, ứng xử có văn hóa ta dễ dàng tiếp cận với những người xung quanh, dù người đó khác biệt về sắc tộc, màu da. Giao tiếp lịch sự thì dễ dàng đạt hiệu quả. Lịch sự cũng là một trong những biểu hiện của lòng tốt, nếu ta mở lòng thì thế giới xung quanh ta sẽ rộng mở…(dẫn chứng minh họa). Nếu thiếu phép lịch sự thì con người trở nên lạc lõng, thậm chí là vô cảm, bị đánh giá là thiếu văn hóa… (dẫn chứng minh họa).
– Phê phán lối ứng xử thiếu lịch sự của một số HS, một số người trong XH(dẫn chứng minh họa).
Bài học: Rút ra bài học cho bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn cảnh Mị cứu Aphủ (Vợ chồng Aphủ- Tô Hoài) và Tràng đối với cô vợ theo (Vợ nhặt- Kim Lân).
Phân tích sức mạnh tình thương của hai nhân vật qua các đoạn cảnh
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận (0.5 điểm) Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết nêu rõ, đúng vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh tình thương của từng nhân vật
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (2.0 điểm).
Cụ thể: * Sức mạnh của tình thương yêu thể hiện trong đoạn Mị cứu Aphủ:
– Tình yêu thương con người gắn liền với tình yêu cuộc sống, lòng khao khát sống mãnh liệt biểu hiện trước hết ở đêm tình mùa xuân, đặc biệt là khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình đêm xuân.
– Biểu hiện rõ nét nhất là trong đêm cắt dây trói giải phóng Aphủ và tự giải phóng đời mình (Lúc đầu vô cảm … Nhìn thấy dòng nước mắt: thương người, thương mình. Tình thương lấn át nỗi sợ và cả cái chết cắt dây trói…. Lòng ham sống bùng cháy mãnh liệt, chạy theo Aphủ….)
* Sức mạnh của tình thương yêu Tràng dành cho “vợ nhặt”:
– Sẵn sàng cho Thị ăn và đưa thị về dù Tràng cũng đang trong cảnh đói. Liều lĩnh chấp nhận Thị theo làm vợ: Không chỉ là khát khao hạnh phúc mà còn có cả tình thương yêu con người. Đây cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động: sẵn sàng cưu mang, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh cơ hàn mà không tính toán, so đo.
– Tình thương yêu đã giúp họ vơi bớt mọi lo toan, buồn khổ và bước đầu đã tìm thấy niềm vui hạnh phúc thể hiện qua cảnh:
+ Cảnh dắt díu nhau về làng:
++ Tràng dường như những quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe dọa. Trong lòng Tràng không gợn một chút coi thường Thị, ngược lại anh cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc.
++ Còn Thị cũng không hề có chút mặc cảm nào về thân phận “bị nhặt”. cô thay đổi tính cách theo hướng tích cực. Họ thực sự hướng về nhau, tìm thấy ở nhau những cảm xúc hạnh phúc như bất kì đôi tình nhân nào khác.
++ Ngay cả những người dân xóm ngụ cư, mặc dù có chút ngạc nhiên nhưng trên khuôn mặt u ám của họ bỗng rạng rỡ hẳn lên như có một luồng sinh khí mới hiện về.
– Tình thương yêu đã làm đổi thay không khí cuộc sống gia đình bà cụ Tứ và đổi thay cả những con người này (Không khí ấm cúng tràn đầy hạnh phúc trong gia đình, mọi người đều thay đổi theo hướng tốt đẹp)
* Đánh giá chung
– Giống nhau
+ Sức mạnh của tình thương yêu giúp con người vượt qua tất cả;
+ Bắng cái nhìn nhân đạo, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp của người lao động.
– Khác nhau
+ Hiện thực cuộc sống được phản ánh trong TP khác nhau ( VCAP là bối cảnh sau Cách mạng và trong kháng chiến ở miền núi Tây Bắc ; VNhặt lấy bối cảnh là nạn đói trước Cách mạng và ở miền xuôi).
+ Số phận cụ thể của các nhân vật khác nhau (Mị là nạn nhân chế độ chúa đất PK miền núi
– Vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói do bọn PK, TD, Phát Xít gây ra).
+ Phong cách nghệ thuật, bút pháp miêu tả mỗi tác giả khác nhau (KL khai thác từ tình huống và tâm lí nhân vật ; Tô Hoài với lối miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo).