Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1)

Đề thi thử môn Hóa THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1)

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1) trên trang Soanbai123.com để ôn tập và chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Hi vọng bài test là một tài liệu ôn tập hữu ích cho các bạn.

Mời các bạn tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 3)

Cho biết NTK:
H = 1; O = 16; Ag = 108; Cu = 64; Cl = 35,5; S = 32; Fe = 56; Al = 27; Ca = 40; Zn = 65; Mg =24; Br = 80; Ca = 40; K = 39; C = 12; N = 14; Ba = 137
Câu 1:

Hỗn hợp X gồm bột Al, Fe3O4 và CuO. Nung nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (Y tác dụng với ddịch NaOH tạo khí). Hỗn hợp Y không phản ứng dược với:

Câu 2:

Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3/NH3. Số phản ứng xảy ra là:

Câu 3:

Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

Câu 4:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?

Câu 5:

Có các kết quả so sánh sau :

(1) Tính dẫn điện: Cu > Au.                     (2) Tính oxi hóa: Cu2+ > Ag+.

(3) Nhiệt độ nóng chảy: Na > K.               (4) Tính axit: H2CO3 > H2SiO3.

(5) Độ cứng: Cr > Fe.                              (6) Độ âm điện : 17Cl > 15P.

Số kết quả so sánh đúng là:

Câu 6:

Trong dung dịch, ion Fe2+bị khử bởi tác nhân:

Câu 7:

Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(1) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua

(2) Sục khí hidro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat

(3) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua

(4) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân

(5) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natriflorua

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

Câu 8:

Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là:

Câu 9:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra bởi một số amin) ta có thể rửa cá với:

Đề thi thử môn Hóa THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1)

Đề thi thử môn Hóa THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1)

Câu 10:

Cu(OH)2 không tan được trong:

Câu 11:

Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:

Câu 12:

Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là:

Câu 13:

Cho các trường hợp sau:

(1) O3 tác dụng với dung dịch KI.

(2) Axit HF tác dụng với SiO2.

(3) Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.

(4) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.

(5) Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.

(6) Nung hỗn hợp Ca3(PO4)2, cát và than cốc ở 12000C

Số trường hợp tạo ra đơn chất là:

Câu 14:

Cho dung dịch BaCl2, nước brom, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch NaCl, dung dịch KMnO4, dung dịch NaOH. Chỉ dùng một dung dịch duy nhất phân biệt được hai khí SO2 và SO3. Số lượng các dung dịch có thể thỏa mãn là:

Câu 15:

Hoà tan hỗn hợp chứa 0,1mol HCOOC2H5, 0,1mol HCHO, 0,1mol HCOOH và 0,1 mol HOOCCH3 vào dd AgNO3/NH3 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn tính lượng Ag thu được?

Câu 16:

Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:

– A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện.

– B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện.

– A tác dụng với C thì có khí bay ra.Các dung dịch A, B, C lần lượt chứa:

Câu 17:

Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 78,88g Fe3O4 và 43,86g Al2O3 cần vừa đủ V lit CO (đktc). Giá trị của V là:

Câu 18:

Bằng 1 phương trình hóa học, từ chất hữu cơ X có thể điều chế chất hữu cơ Y có phân tử khối bằng 60. Chất X không thể là:

Câu 19:

Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:

Câu 20:

X là hỗn hợp rắn gồm: Na2O, Fe2O3, Al2O3 và CuO. Cho X vào dung dịch NaOH dư được dung dịch Y và chất rắn Z. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thấy có kết tủa D. Thành phần của D và Z gồm:

  • C. D chứa Fe(OH)3 và Cu(OH)2; Z chứa Al2O3

Câu 21:

Hoà tan hoàn toàn 3g hỗn hợp kim loại R hoá trị I, M hoá trị II vào dung dịch hỗn hợp HNO3, H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 1,344lit (đktc) hỗn hợp B gồm NO2 và khí C, khối lượng hỗn hợp B là 2,94g. Nếu lấy 1 lít dung dịch A cho tác dụng lượng dư Cu và H2SO4 loãng thì không thấy có khí thoát ra. Tính khối lượng muối trong dung dịch A?

Câu 22:

Trong các chất sau, chất nào làm quỳ tím chuyển màu xanh:

Câu 23:

Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn:
– X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc nguội.
– Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.
– Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội.
Vậy X, Y, Z lần lượt là:

Câu 24:

Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na2CO3 (có cùng số mol) vào nước dư thu được dung dịch X và chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là:

Câu 25:

Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam một chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là:

Câu 26:

Nguyên tử nguyên tố X có tổng cộng 76 hạt p,n,e trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Câu 27:

Trước đây, Freon được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1996, Freon đã bị cấm sử dụng, nguyên nhân chính là do khi thải vào khí quyển:

Câu 28:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Đề thi thử đại học môn hóa
Nhận xét nào sau đây là đúng?

Câu 29:

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được 8,064 lít H2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Chất rắn Z tác dụng vừa đủ với 892,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với hiđro là 16,4 và dung dịch T chứa 49,89 gam muối. Giá trị của m là:

Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm: axit axetic, etyl axetat, metyl axetat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư, bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng thêm m gam, bình (2) thu được 10,835 gam kết tủa. Giá trị của m là:

Câu 31:

Cho các hỗn hợp có cùng số mol các chất dưới đây vào nước dư:
– Hỗn hợp A: (Na và Al),
– Hỗn hợp B: (K và Zn),
– Hỗn hợp C: (Fe2(SO4)3 và Cu),
– Hỗn hợp D: (CuS và H2SO4 loãng),
– Hỗn hợp E: (Cu, H2SO4 và Fe(NO3)3),
– Hỗn hợp F: (CaCO3 và HCl).
Số hỗn hợp tan hết là:

Câu 32:

Trong số các chất: CH3COONa, Na2HPO4, NaHS, Al2(SO4)3, NaHSO4, CH3COONH4, Al(OH)3, Zn(OH)2, CrO3, HOOC-COONa, HOOC-CH2NH3Cl, (NH4)2CO3, gly-ala. Số chất không lưỡng tính là:

Câu 33:
Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Đề thi thử đại học môn hóa
Phát biểu nào sai?

Câu 34:

Khi bị kiến, ong đốt thì lấy vôi bôi vào chỗ bị đốt để giảm ngứa là vì:

Câu 35:

Tiến hành thí nghiệm: Lấy 2ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm (A), thêm tiếp NaOH đến dư vào (A), lắc đều rồi tiếp tục cho từ từ đến dư dung dịch X vào (A) thì thu được dung dịch trong suốt.Trong số các chất:
axit axetic, glyxerol, tripeptit của glyxin, ancol etylic, axit clohidric, andehit axetic, Alanin. Có bao nhiêu chất thỏa mãn X?

Câu 36:

Cho sơ đồ sau: Đề thi thử đại học môn hóa
Xenlulozơ X YZ T. Chất T có tên gọi là:

Câu 37:

Khi mở vòi nước máy, sẽ thấy có mùi lạ: mùi clo. Sở dĩ clo được sử dụng để sát trùng là vì:

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm CO và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,2. Dẫn 16,8 lít X qua ống sứ (kín) đựng 0,3 mol FeO, 0,3 mol CuO, 0,2 mol K2O nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là:

Câu 39:

Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom?

Câu 40:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm glyxin; alanin; valin và lysin bằng oxi vừa đủ thu được 14,52 gam CO2; 7,02 gam H2O và 2,688 lít N2 (đkc). Tỉ khối hơi của X so với H2 là:

Câu 41:

Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glycol, glyxerol, và sobitol. Khi cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lit H2 (đktc). Nếu đốt cháy m gam X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2 (ở đktc), sau phản ứng thu được 21,6 gam H2O. % Khối lượng của ancol propylic có trong hỗn hợp X là:

Câu 42:

Cho a mol chất béo trung tính X có thể công hợp tối đa với 4a mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

Câu 43:

Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có Ni xúc tác) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, tỷ khối của Y đối với H2 bằng 16,25. Y phản ứng tối đa với 32g Br2 trong ddịch. Công thức của X là:

Câu 44:

Thủy phân hoàn toàn m(g) hhợp X gồm: 3peptit (trong cấu tạo chỉ chứa Gly,ala, val) trong ddịch chứa 47,54g KOH. Cô cạn ddịch thu được 1,8m (g) chất rắn khan. Đốt cháy htoàn 0,5m(g) X cần dùng 30,324 lít O2 (đkc), hấp thụ sản phẩm cháy vào 650ml dd Ba(OH)2 1M thấy khối lượng bình tăng 65,615g đồng thời khối lượng ddịch tăng m1 (g) và có 1 khí trơ thoát ra. Giá trị m1 + m gần nhất với:

Câu 45:

Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là:

Câu 46:

Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là:

Câu 47:

8g hỗn hợp bột sắt, magiê (có số mol bằng nhau) tác dụng với 450ml dd AgNO3 1M sau khi phản ứng xong khối lượng chất rắn thu được và dd có chứa chất tan có:

Câu 48:

Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là:

Câu 49:

Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó Oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Câu 50:

Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là:

Đáp án:

  1. B
  2. D
  3. C
  4. D
  5. B
  6. A
  7. C
  8. D
  9. D
  10. C
  11. B
  12. A
  13. A
  14. B
  15. C
  16. C
  17. A
  18. A
  19. C
  20. B
  21. A
  22. C
  23. C
  24. A
  25. A
  26. A
  27. A
  28. C
  29. B
  30. B
  31. A
  32. A
  33. D
  34. A
  35. B
  36. D
  37. D
  38. C
  39. C
  40. B
  41. A
  42. C
  43. A
  44. D
  45. A
  46. A
  47. B
  48. A
  49. A
  50. D

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1)