Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1)
Đề thi thử năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên (Lần 1)
Mời các bạn tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) trên trang Soanbai123.com để củng cố và rèn luyện kiến thức, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Tham gia làm bài để rèn luyện kĩ năng giải đề và tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình làm bài nhé!
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)
Câu 1:
Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
Câu 2:
Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
Cho cân bằng hóa học: ; phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi:
Đề thi thử năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên (Lần 1)
Câu 5:
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
Câu 6:
Metyl amin là tên gọi của chất nào dưới đây?
Câu 7:
Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là:
Câu 8:
Chất nào sau đây là thành phần chính trong phân bón supephotphat kép?
Câu 9:
Phân tử hợp chất nào dưới đây là phân tử không phân cực?
Câu 10:
Nước Gia-ven được điều chế bằng cách.
A. Cho Clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.
B. Cho Clo tác dụng với nước.
C. Cho Clo vào dung dịch KOH loãng rồi đun nóng 1000C.
D. Cho Clo sục vào dung dịch NaOH loãng.
Câu 11:
Trong phân tử H2SO4 số oxihóa của lưu huỳnh (S) là:
A. -2.
B. +6.
C. +4.
D. 0.
Câu 12:
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Tinh bột
D. Fructozơ
Câu 13:
Số tripeptit chứa các amino axit khác nhau được tạo nên từ hỗn hợp gồm alanin, glyxin và valin là:
A. 27.
B. 8.
C. 6.
D. 18.
Câu 14:
Những chai, lọ bằng thủy tinh không được đựng dung dịch axit nào sau đây?
A. HI
B. HF
C. HCl
D. HBr
Câu 15:
Hợp chất nào dưới đây không thể là hợp chất phenol?
A. C6H5OH.
B. C6H5CH2OH.
C. C6H4(CH3)OH.
D. HO-C6H4-OH.
Câu 16:
Cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất?
A. Đáp án A
B. Đáp án B
C. Đáp án C
D. Đáp án D
Câu 17:
Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3COONH4
C. NaHCO3
D. H2N-CH2-NH2
Câu 18:
Cho các dung dịch của các hợp chất sau: NH2-CH2-COOH (1); NH2-[CH2]2CH(NH2)-COOH (2); HOOC-C3H5(NH2)-COOH (3); NH2-CH(CH3)-COOH (4); NH2-CH2-COONa (5)
Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là:
A. (3).
B. (3), (4).
C. (1), (5).
D. (2).
Câu 19:
Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử H2O tạo thành là:
A. 3.
B. 10.
C. 5.
D. 4.
Câu 20:
Hồi đầu thế kỷ 19 người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu ẩm. Hãy cho biết khí thải đó có chứa thành phần chủ yếu là chất nào trong các chất sau?
A. HCl
B. SO2
C. H2SO4
D. Cl
Câu 21:
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 22:
Buta -1,3- đien tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23:
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: NaOH, Na2CO3, KHSO4, H2SO4, HCl. Số trường hợp tạo ra kết tủa là:
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 24:
Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Vậy giá trị của m là:
A. 16,8 gam.
B. 11,2 gam.
C. 6,5 gam.
D. 5,6 gam.
Câu 25:
Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh:
A. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.
B. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng.
C. Khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.
D. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
Câu 26:
Giữa Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:
A. Ðều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
B. Ðều được lấy từ củ cải đường.
C. Ðều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt”
D. Ðều bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 27:
Để phân biệt C2H5OH, C6H5OH và dung dịch CH3CH=O chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. Cu(OH)2.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch Brôm.
Câu 28:
Khi nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng có hiện tượng:
A. Có màu xanh lam.
B. Có màu tím đặc trưng.
C. Dung dịch màu vàng
D. Kết tủa màu vàng.
Câu 29:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no, đơn chức mạch hở thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể tích khí O2 cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đem đốt là:
A. metyl fomat
B. metyl axetat
C. etyl axetat
D. propyl fomat
Câu 30:
Oxihóa 3,2 gam ancol metylic bằng CuO nung nóng với hiệu suất phản ứng đạt 75%. Cho toàn bộ anđêhit thu được vào dung dịch AgNO3/ NH3 dư, thì thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 43,2 gam
B. 21,6 gam
C. 10,8 gam
D. 32,4 gam
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là:
A. 25,00%.
B. 18,75%.
C. 20,00%.
D. 10,00%.
Câu 32:
X là một anđehit mạch hở có số nguyên tử cacbon trong phân tử nhỏ hơn 4. Cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2 mol Ag. Mặt khác, 1 mol X phản ứng tối đa với 2 mol H2 (Ni, toC). Phân tử khối của X là:
A. 56.
B. 44.
C. 72.
D. 54.
Câu 33:
Có 50 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M người ta thêm V ml dung dịch HCl 0,16M vào 50 ml dung dịch trên thu được dung dịch mới có pH = 2. Vậy giá trị của V là:
A. 40,45 ml.
B. 45,67 ml.
C. 30,33 ml.
D. 36,67 ml.
Câu 34:
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala bằng dung dịch NaOH, t0 sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là?
A. 22,6 gam.
B. 37,6 gam.
C. 20,8 gam.
D. 16,8 gam.
Câu 35:
Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức của X là:
A. (NH2)2C3H5COOH.
B. H2N-C2H4-COOH.
C. H2N-C3H6-COOH.
D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 36:
Cho 6 gam một axit cacboxylic đơn chức vào dung dịch KHCO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí CO2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của cacbon trong axit trên có giá trị là:
A. 50%.
B. 60%
C. 40%
D. 25%
Câu 37:
Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỷ lệ thể tích 1: 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. (Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).
A. Na+, HCO3- và SO42-.
B. Na+, HCO3-.
C. Ba2+, HCO3- và Na+.
D. Na+ và SO42-.
Câu 38:
X là nguyên tố thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn và X tạo hợp chất khí với hidro có công thức là H2X. Phát biểu nào dưới đây không đúng.
A. Khí H2X có mùi đặc trưng.
B. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 10 electron ở phân lớp p.
C. X là nguyên tố lưu huỳnh (S).
D. X có thể là nguyên tố kim loại.
Câu 39:
Cho hỗn hợp A gồm 10,8 gam ancol benzylic và 21,6 gam p-crezol tác dụng với dung dịch Br2 dư. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
A. 88,7 gam
B. 53,2 gam
C. 34,5 gam
D. 103,5 gam
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn các muối Nitrat sản phẩm thu được luôn có chất rắn.
(2) Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl.
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện.
(4) Có thể dùng axit H2SO4 đặc để làm khô khí amoniac.
(5) Có thể thu khí Cl2 bằng phương pháp đẩy nước.
Số phát biểu sai là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu 41:
Hoà tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch chứa HCl và HNO3 thu được 3,36 lít hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, dung dịch còn lại chỉ chứa muối của cation Al3+. Đem toàn bộ lượng hỗn hợp khí Y trộn với 1 lít oxi thu được 3,688 lít hỗn hợp gồm 3 khí. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc và khối lượng của hỗn hợp khí Y nhỏ hơn 2 gam. Tìm m.
A. 9,72 gam.
B. 3,24 gam.
C. 8,10 gam.
D. 4,05 gam.
Câu 42:
Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch X. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là:
A. 0,56 mol
B. 0,4 mol
C. 0,58 mol
D. 0,48 mol
Câu 43:
Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3; 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là:
A. 64,05
B. 49,775
C. 57,975
D. 61,375
Câu 44:
Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) khí nitơ và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là:
A. 24,5 gam.
B. 22,2 gam.
C. 23 gam.
D. 20,8 gam.
Câu 45:
Đốt cháy hoàn toàn 9,44 gam hỗn hợp E gồm một axit cacboxylic X không no đơn chức có 1 liên kết đôi (C=C) và một ancol đơn chức Y đã thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, tiến hành este hóa 9,44 gam hỗn hợp E trong điều kiện thích hợp với hiệu suất bằng 60% thì thu được m gam este F. Giá trị của m là:
A. 6,0 gam.
B. 13,33 gam.
C. 4,8 gam.
D. 8,0 gam.
Câu 46:
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:
A. 29,25%
B. 40,82%
C. 34,01%
D. 38,76%
Câu 47:
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là:
A. 64,59%.
B. 45,98%.
C. 54,54%.
D. 55,24%.
Câu 48:
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau. Cho 0,3 mol hỗn hợp X vào 300 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y có khối lượng m gam và phần hơi chứa ancol Z. Oxi hóa hết lượng Z bằng CuO dư, đun nóng rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 77,76 gam Ag. Thêm CaO vào Y rồi nung ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp M gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỷ khối của hỗn hợp M đối với H2 là 10,8. Giá trị của m là:
A. 59,88.
B. 61,24.
C. 57,28.
D. 56,46.
Câu 49:
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là:
A. 62 gam.
B. 57 gam.
C. 51 gam.
D. 49 gam.
Đề thi thử năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên (Lần 1)
Câu 50:
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C2H10N2O3 và C5H15N3O4. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chứa m gam các muối của Natri và 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp Z gồm 2 chất khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Biết tỉ khối của Z so với hidro là 10,25. Giá trị của m là: