Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

Cùng làm quen và rèn luyện các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia qua bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2). Bài test có cấu trúc giống với đề thi THPT Quốc gia chính thức, vì vậy thông qua bài test bạn có thể đánh giá trình độ kiến thức hiện tại của mình và đưa ra phương pháp ôn tập đúng đắn nhằm đạt kết quả cao trong kì thi này. Chúc các bạn thi tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh (Lần 2)

Câu 1:
Có bao nhiêu chất ứng với CTPT C4H8 mà khi hiđro hóa với xúc tác Ni nung nóng cho sản phẩm là butan?
Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

(1) Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5.

(2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O.

(3) Phân amophot có thành phần hoá học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3.

(4) Nitrophotka là một loại phân phức hợp.

(5) Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế từ amoniac và CO2 ở điều kiện thích hợp.

(6) Thành phần hoá học chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

Số phát biểu đúng là:

Câu 3:

Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa?

Câu 4:
Trong các ion sau : Fe3+, Na+, Ba2+, S2–, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Zn2+, Ca2+, Cl–, H+, H– có bao nhiêu ion có cấu hình electron giống khí hiếm:
Đề thi thử Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)
Câu 5:
Cho các chất: Na2O, CO2, NO2, Cl2, CuO, CrO3, CO, NaCl. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư ở điều kiện thường là:
Câu 6:

Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây không chính xác:

Câu 7:

Cho 12 gam hỗn hợp Zn và kim loại X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Kim loại X là:

Câu 8:

Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa 2a gam KOH, thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là:

Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với:

Câu 10:

Cho các chất sau: đivinyl, toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen, propilen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • C. Cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được nước Gia-ven.
Câu 12:

Trùng hợp 5,6lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là:

Câu 13:

Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và mất màu nước brom. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,10 mol hỗn hợp X và Y thu được 5,376 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo tương ứng của X và Y là:

Câu 14:

Cho hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 sau khi phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại. Vậy dung dịch sau phản ứng có các cation là:

Câu 15:

Cho glixerintrioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:

Câu 16:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Câu 17:

Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như hình bên. Phát biểu nào sau đây không đúng:
Đề thi thử đại học môn hóa

  • C. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
Câu 18:

Phân tích x gam chất hữu cơ A chỉ thu a gam CO2 và b gam H2O. Biết 3a = 11b và 7x = 3(a+b). Tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 3. Công thức cấu tạo của A là:

Câu 19:

Thí nghiệm hóa học không sinh ra chất khí là:

Câu 20:

Cho 2,781 gam muối Natri Halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 đủ thu được kết tủa (B). Kết tủa này sau khi phản ứng phân hủy hoàn toàn cho 2,916 gam Bạc. Muối A là:

Câu 21:

Cho anđehit X tác dụng với AgNO3/dung dịch NH3 thu được axit cacboxylic Y. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được ancol Z. Cho axit Y tác dụng với ancol Z thu được este G có công thức phân tử là C6H10O2. Vậy anđehit X là:

Câu 22:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là?

Câu 23:

Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít ancol 600. Giá trị của m là: (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml hiệu suất chung của cả quá trình là 90%)

Câu 24:

Nhận định nào sau đây luôn đúng?

Câu 25:

Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:

Câu 26:

Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã tham gia phản ứng. Tên gọi của este là:

Câu 27:

Mệnh đề không đúng là:

Câu 28:

Quặng nào sau đây để điểu chế Magie.

Câu 29:

Để chứng minh ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen trong phân tử phenol thì dùng phản ứng phenol với chất nào sau đây:

Câu 30:

Dãy chỉ gồm các polime tổng hợp là:

Câu 31:

Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là:

Câu 33:

Hợp chất X có các tính chất :
(1) Là chất khí ở nhiệt độ thường, nặng hơn không khí.
(2) Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím.
(3) Bị hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH)2 dư tạo nhưng không tạo kết tủa.
(4) Tạo kết tủa khi hấp thụ với dung dịch CuSO4. X là chất nào trong các chất sau:

Câu 34:

X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là:

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm andehit Y, axit cacboxylic Z, este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho Y trong 0,2 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, đun nóng sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị lớn nhất của m là:

Câu 36:

Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 —–> Mg(NO3)2 + NO + N2O + N2 + H2O (biết tỉ lệ thể tích của NO : N2O  : N2 = 5 : 2: 11). Sau khi cân bằng hóa học trên với các hệ số là nguyên tố tối giảng thì hệ số của H2O  là:

Câu 37:

Cho các phát biểu sau:
(a) Khí CO2 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon
(d) Moocphin và cocain là các chất gây nghiện.
(e) Khi bón phân đạm 2 lá cho cây trồng nếu dư thừa sẽ gây chua cho đất.
Số phát biểu đúng là:

Câu 38:

Xét phản ứng hoá học: A(khí) + 2B(khí) → C(khí)  + D(khí). Tốc độ của phản ứng được tính theo biểu thức: v= k[A].[B]2, trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng; [A] và [B] nồng độ mol/lít của các chất A, B tương ứng. Khi nồng độ của chất B tăng 3 lần, nồng độ của chất A giảm 6 lần thì tốc độ phản ứng so với trước là:

Câu 39:

Tiến hành các thí nghiệm sau đây, trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra kết tủa khi kết thúc thí nghiệm?

Câu 40:

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 6,65 gam M phản ứng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với:

Câu 41:

Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1), hỗn hợp Y gồm CH3OH, C2H5OH (tỉ lệ mol 2:3). Lấy 16,96 gam hỗn hợp X tác dụng với 8,08 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là:

Câu 42:

Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hốn hợp này trong một lượng dung dịch HCl ( lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là:

Câu 43:

E là este 2 lần este của axit glutamic và 2 ancol đồng đẳng no đơn chức mạch hở kế tiếp nhau, phần trăm khối lượng của cacbon trong E là 55,30%. Cho 54,25 gam E tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:

Câu 44:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối của Cu2+, Fe3+ với một anion. Giá trị của V là:

Câu 45:

X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần với giá trị nào nhất:

Câu 46:

Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí H2S vào dung dịch axit sunfurơ.
(3) Dập tắt đám cháy Mg, Al bằng khí cacbonic
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với HCl đặc.
(5) Cho Si vào dung dịch NaOH loãng
(6) Cho khí CO2 sục vào dung dịch thủy tinh lỏng
(7) Cho dung dịch Na2SiO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
(8) Cho Si vào dung dịch Na2SiO3.
(9) Đun nóng HCOOH trong H2SO4 đặc
(10) Cho SiO2 tác dụng với Na2CO3 nóng chảy
Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm có chất khí là:

Câu 47:

Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó?

Đề thi thử Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

Đề thi thử Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

Câu 48:

Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là:

Câu 49:

Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gần nhất là:

Câu 50:

Cho các hợp hữu cơ thuộc: Ankađien; Anken; Ankin; Ancol không no (có 1 liên kết đôi) mạch hở, hai chức; Anđehit no, mạch hở, hai chức; Axit không no (có 1 liên kết đôi), mạch hở, đơn chức; Amino axit (có một nhóm chức amino và 2 nhóm chức cacboxyl), no, mạch hở. Tổng số các loại hợp chất hữu cơ trên thoả mãn công thức CnH2n – 2OxNy (x, y là số nguyên) là:

Đáp án:

  1. D
  2. A
  3. B
  4. C
  5. C
  6. A
  7. D
  8. B
  9. C
  10. C
  11. B
  12. B
  13. C
  14. D
  15. A
  16. C
  17. B
  18. C
  19. A
  20. A
  21. D
  22. B
  23. B
  24. C
  25. A
  26. C
  27. B
  28. D
  29. C
  30. A
  31. A
  32. D
  33. B
  34. C
  35. A
  36. D
  37. C
  38. D
  39. A
  40. D
  41. B
  42. D
  43. B
  44. B
  45. D
  46. A
  47. A
  48. C
  49. D
  50. D

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)