Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 2)

Đề thi thử môn Hóa THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 2)

Tham gia làm bài thi Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 2) trên trang Soanbai123.com và củng cố, hệ thống lại kiến thức môn Hóa học của bạn nhé! Bài test có đi kèm với phần đáp án giúp các bạn tự đánh giá được kết quả bài làm của mình. Chúc các bạn có một mùa thi thành công!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Phú Xuân, Đăk Lăk

Cho biết:
Fe = 56, O = 16, N= 14, C = 12, Cu = 64, H = 1, Ag = 108, Mg = 24, Na = 23, Cl = 35,5, P = 31, S = 32, Ba = 137, Al = 27, Li = 7, K = 39.
Câu 1:

Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít NO ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

Câu 2:

Khi sử dụng nhiều các loại nguyên liệu hóa thạch để làm nhiên liệu như: khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá… sẽ gây ra chủ yếu hiện tượng gì trong tự nhiên:

Câu 3:

Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng sẽ xuất hiện màu:

Câu 4:

Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Câu 5:

 Cho các phát biểu sau:

1. Sục CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy xuất hiện vẩn đục.
2. Đun nóng saccarozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xẩy ra phản ứng tráng gương.
3. Ở nhiệt độ thường etilen làm mất màu dung dịch brom.
4. Khi đun nóng benzen trong KMnO4 thấy màu tím nhạt dần.
Số nhận xét đúng là:

Câu 6:

Để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn người ta cho chất béo lỏng tác dụng với:

Câu 7:

Cho 7,5 gam glyxin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Câu 8:

Chất nào sau đây là axit fomic.

Câu 9:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

1. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
2. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
3. Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng, có nhỏ vài giọt CuSO4.
4. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
5. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.
Số trường hợp kim loại bị ăn mòn chủ yếu theo ăn mòn điện hóa là:

Đề thi thử môn Hóa THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 2)

Đề thi thử môn Hóa THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 2)

Câu 10:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

1. Sục CO2 vào nước javen.
2. Sục H2S vào dung dịch CuSO4.
3. Sục O3 vào dung dịch KI.
4. Sục CO2 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm xẩy ra phản ứng là:

Câu 11:

Glucozơ không tham gia phản ứng.

Câu 12:

Cho các chất: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3, Al, ZnO. Số chất có tính lưỡng tính là:

Câu 13:

Cho từ từ 300 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2 ở (đktc). Giá trị của V là:

Câu 14:

Trong các chất sau, chất nào có tính axit lớn nhất.

Câu 15:

Cho 6,72 lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Câu 16:

Cho 7,4 gam metylaxetat tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dich thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Câu 17:

Khi cho H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 sẽ có hiện tượng:

  • A. Từ màu vàng sang mất màu.
Câu 18:

Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là:

Câu 19:

Polivinylclorua được trùng hợp từ monome:

Câu 20:

Cho biết Fe có số hiệu bằng 26. Ion Fe3+ có số electron lớp ngoài cùng là:

Câu 21:
Chất nào sau đây được dùng để thu gom thủy ngân rơi vãi.
Câu 22:
Số đồng phân amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là:
Câu 23:
Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại.
Câu 24:
Cho 3 gam HCHO tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Câu 25:
Kim loại nào sau đây thuộc kim loại kiềm thổ:
Câu 27:
Khi làm thí nghiệm điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm. Để thu khí Cl2 ta thường làm như sau:
Câu 27:
Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít H2 ở (đktc). Giá trị của V là:
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây là sai?
Câu 29:
Trong các kim loại sau, kim loại nào không tác dụng được với ion Fe3+
Câu 30:
Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng:
Câu 31:
Cho hóa chất vào ba ống nghiệm 1, 2, 3. Thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện kết tủa ở mỗi ống nghiệm tương ứng là t1, t2, t3giây. Kết quả được ghi lại trong bảng:
Đề thi thử đại học môn hóa
So sánh nào sau đây đúng?
Câu 32:
Sục 17,92 lít H2S ở (đktc) vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 0,5M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 45,9 gam chất rắn khan. Giá trị của V là:
Câu 33:
Peptit X có công thức phân tử C6H12O3N2. Số đồng phân peptit của X là:
Câu 34:
Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2)  tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:
Câu 35:
Cho m gam Na vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 0,5M và HCl 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 31,1 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là:
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
1. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
2. Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng.
3. Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin.
4. Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.
5. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
6. Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn.
Số nhận xét đúng là:
Câu 37:
Hiđrat hóa hỗn hợp etilen và propilen có tỉ lệ mol 1:3 khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được hỗn hợp ancol X. Lấy m gam hỗn hợp ancol X cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448 ml khí (đktc). Oxi hóa m gam hỗn hợp ancol X bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại. Phần trăm số mol ancol propan-1-ol trong hỗn hợp là:
Câu 38:
Hỗn hợp khí X có thể tích 30,24 lít ở (đktc) gồm hai olefin A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và H2 (trong đó MA < MB), tỉ lệ số mol giữa hai anken và H2 là 5:4, tỉ khối của hỗn hợp X so với H2 là 130/9. Cho X qua bột Ni xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 24,375. Sục Y vào dung dịch Br2 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z và khối lượng bình Br2 tăng 9,8 gam. % số mol A phản ứng với H2 gần nhất với:
Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp anken A và ankin B thu được 44 gam CO2. Tên gọi của A và B lần lượt là:
Câu 40:
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
1. Cho Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.
2. Sục F2 vào nước.
3. Cho HI vào dung dịch FeCl3.
4. Sục SO2 vào dung dịch Br2.
5. Cho HCl đặc vào KMnO4.
6. Cho SiO2 vào dung dịch hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:
Câu 41:
Nung 12,12g một muối A thu được sản phẩm khí và 2,40g một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho toàn bộ sản phẩm khí trên hấp thụ vào 100g dung dịch NaOH 3,6% ở điều kiện xác định thì vừa đủ và thu được dung dịch chứa một muối có nồng độ 6,972%. Khối lượng mol phân tử của A là:
Câu 42:
Cho x mol Mg và 0,1 mol Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 4 cation kim loại và chất rắn B. Giá trị x nào sau đây không thỏa mãn?
Câu 43:
Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí. Trong các hình vẽ cho dưới đây, hinh vẽ nào mô tả điều chế oxi đúng cách:
Đề thi thử đại học môn hóa
Câu 44:
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxilic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam  thu được 7,26 gam CO2 và 2,70 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam  X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư  thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là:
Câu 45:
Hỗn hợp X gồm đipeptit Y, tripeptit Z và tetrapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 1,12 (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 15,83 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
Câu 46:
Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. % khối lượng của nguyên tố Mg có trong Y gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu 47:
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng 3:2) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5 A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối lượng của dung dịch X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 48:
Hỗn hợp X chứa 5 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có số mol bằng nhau, (trong phân tử chỉ chứa nhóm chức –CHO hoặc -COOH). Chia X thành 4 phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng vừa đủ 0,896 lít H2 ở (đktc) trong Ni, to.
– Phần 2 tác dụng vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,1M.
– Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,52 gam CO2.
– Phần 4 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag.
Giá trị của m là:
Câu 49:
Hòa tan hoàn toàn 22,4 gam Fe trong 500 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl 2,6M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 7,84 lít hỗn hợp khí NO và H2 với tỉ lệ mol lần lượt là 4:3, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y và m gam kết tủa. Giá trị của m là: (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5).
Câu 50:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H8O2, X chứa nhân thơm, khi cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là:

Đáp án:

  1. D
  2. D
  3. A
  4. A
  5. B
  6. C
  7. D
  8. A
  9. C
  10. D
  11. C
  12. C
  13. C
  14. C
  15. B
  16. A
  17. C
  18. B
  19. B
  20. A
  21. A
  22. C
  23. B
  24. A
  25. B
  26. B
  27. D
  28. D
  29. B
  30. A
  31. B
  32. C
  33. A
  34. D
  35. D
  36. A
  37. C
  38. A
  39. A
  40. C
  41. A
  42. C
  43. D
  44. B
  45. B
  46. D
  47. C
  48. B
  49. D
  50. A

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 2)