Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Đề thi thử môn Hóa HPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Đề rèn luyện nhuần nhuyễn và thành thạo kĩ năng làm bài thi, cũng như củng cố lại kiến thức môn Hóa học mời các bạn học sinh lớp 12 tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh trên trang Soanbai123.com.com. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Phương Xá, Phú Thọ (Lần 2)

Cho nguyên tử khối các nguyên tố (theo u):
 H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Li = 7; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108.
Câu 1:

Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 0,1M vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 a mol/lít và Al2(SO4)3 b mol/lít. Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol NaOH đã dùng:
Đề thi thử đại học môn hóa
Giá trị của tỉ số a/b gần nhất với:

Câu 2:

Phát biểu đúng là:

  • A. Este benzyl axetat có mùi hoa hồng, hầu như không tan trong nước.
Câu 3:

Trường hợp nào dưới đây xảy ra sự ăn mòn điện hoá học?

Câu 4:

Hỗn hợp X gồm Al và FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.

– Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04g chất rắn không tan.

– Phần 2 có khối lượng 29,79gam, tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:

Câu 5:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn đều là nguyên tố kim loại.

(b) Mạng tinh thể kim loại chủ yếu gồm ion dương kim loại và electron tự do.

(c) Các ion dương kim loại không thể hiện tính khử trong dung dịch.

(d) Trên thực tế, hợp kim được sử dụng nhiều hơn kim loại nguyên chất.

(e) Khi một chất khử tiếp xúc với một chất oxi hoá thì nhất định xảy ra phản ứng oxi hoá khử.

Số phát biểu không chính xác là:

Câu 6:

Hỗn hợp khí X gồm bốn chất hữu cơ: CH2O, C2H6O, C3H4 và C4H8; trong đó số mol C3H4 bằng số mol C2H6O. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X cần vừa đủ 89,6 lít không khí (giả sử không khí gồm 20% O2 và 80% N2 về thể tích). Đưa hỗn hợp sau phản ứng về 0oC thì được 84,224 lít hỗn hợp khí Y. Các thể tích khí được đo ở đktc. Giá trị của V là:

Đề thi thử môn Hóa HPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Đề thi thử môn Hóa HPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh

Câu 7:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hoá hoàn toàn một lượng hỗn hợp Y ở trên cần vừa đủ a mol khí oxi, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đậm đặc (dư) thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với khối lượng hỗn hợp Z; tỉ lệ a : b = 51 : 46. Để oxi hoá hoàn toàn 27,612 gam X thành CO2, H2O và N2 cần tối thiểu V lít oxi (đktc). Giá trị của V gần nhất với:

Câu 8:

Phát biểu đúng là:

  • A. Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn, chuyển thành màu đen khi để lâu trong không khí.
Câu 9:

Quặng xiđerit có thành phần chính là:

Câu 10:

Một hỗn hợp X gồm: metanol, ancol anlylic, etanol, glixerol. Cho 25,4g hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 25,4g hỗn hợp X thu được b mol CO2 và 27g nước. Giá trị của b là:

Câu 11:

Hỗn hợp M gồm: ancol etylic; 2-metylpropan-1-ol; 2,3-đimetylbutan-1-ol; propan-1-ol. Cho hơi hỗn hợp X qua CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp N, loại bỏ hơi nước trong N được hỗn hợp N’ chỉ gồm các chất hữu cơ. Chia hỗn hợp N’ thành hai phần bằng nhau.

– Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 1,875 mol O2, sau phản ứng thu được H2O và 1,35mol CO2.

– Phần hai cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag.
Giá trị của a là:

Câu 12:

Hoà tan hoàn toàn 1,609 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Fe và Al vào 40 ml dung dịch HCl 7,3% (D = 1,10 g/ml) được dung dịch Y. Cho 700 ml dung dịch AgNO3 0,2M vào dung dịch Y, khuấy kĩ thì chỉ thu được phần kết tủa và phần dung dịch Z. Cô cạn phần dung dịch Z rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là:

Câu 13:

Cho các chất sau: axit stearic; trioleoylglixerol; glixerol; saccarozơ. Chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là:

Câu 14:

Cho dung dịch HNO2 0,01M. Độ điện li của HNO2 tăng lên khi thêm vào dung dịch HNO2 chất nào sau đây?

Câu 15:

Tyrozin (Tyr) là một α-amino axit chứa nhân benzen, công thức cấu tạo là HOC6H4CH2CH(NH2)COOH. Dung dịch chứa 1,0 mol Tyr có thể tác dụng với tối đa:

Câu 16:

Nước chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

Câu 17:

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau: FeCl2, FeCl3, NaCl, AlCl3 và Al2(SO4)3 chỉ cần dùng một thuốc thử là:

Câu 18:

Trong nhóm kim loại kiềm (nhóm IA), khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì bán kính nguyên tử kim loại kiềm:

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(a) Từ sản phẩm của phản ứng giữa glucozơ với anhiđrit axetic (dư) trong piriđin có thể chứng minh glucozơ có 5 nhóm –OH trong phân tử.

(b) Trong công nghiệp, glucozơ được chuyển hoá từ saccarozơ dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

(c) Phân tử fructozơ có nhóm anđehit nên dung dịch fructozơ cho phản ứng tráng bạc.

(d) Saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(đ) Trong phân tử amilopectin, các gốc α-glucozơ chỉ liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit.

(e) Xenlulozơ không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như benzen, etanol.

(g) Xenlulozơ được dùng để chế tạo thuốc súng không khói và phim ảnh.

Số phát biểu đúng là:

Câu 20:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,11 mol Al và 0,15 mol Cu vào dung dịch HNO3 thì thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí (trong đó có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí) và dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:

Câu 21:
M là hỗn hợp của một ancol no X và axit hữu cơ đơn chức Y (đều mạch hở). Số nguyên tử cacbon trong X và Y bằng nhau, số mol của X lớn hơn của Y. Đốt cháy hết 0,4 mol hỗn hợp M cần 30,24 lít O2 (đktc) thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Lấy 0,4 mol hỗn hợp M, thêm một ít H2SO4 đặc làm xúc tác, rồi đun nóng trong một thời gian thì thu được 9 gam hợp chất E chỉ chứa nhóm chức este. Phần trăm axit đã chuyển hoá thành E là:
Câu 22:
Bình (I) chứa 100 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 x mol/lít và NaCl 0,4 mol/lít; bình (II) chứa 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Mắc nối tiếp bình (I) và (II) rồi tiến hành điện phân (điện cực trơ, có màng ngăn) trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch thu được ở bình (I) giảm 1,715 gam so với trước điện phân. Catot bình (II) thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Giá trị của x là:
Câu 23:
X là chất hữu cơ mạch hở chứa các nguyên tố: C, H, O. Lấy cùng số mol của X lần lượt cho phản ứng hết với NaHCO3 và với Na thì số mol CO2thu được bằng 3/2 số mol H2. Biết phân tử khối của X là 192, số nguyên tử oxi trong phân tử X nhỏ hơn 8. Khi cho 9,6 gam X phản ứng vừa đủ với NaOH thì thu được m gam muối. Giá trị của m là:
Câu 24:
Thuỷ phân hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức Y, Z (MY < MZ) cần dùng 140 gam dung dịch KOH 6,8%, thu được dung dịch D chứa 17,62 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 25,24 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thu được 25,536 lít CO2 (đktc) và 17,64 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo thoả mãn tính chất của Z và khối lượng của một loại muối có trong dung dịch Y là:
Câu 25:
Hoà tan hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp bột gồm Cu và Fe2O3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1) trong lượng dư H2SO4 đặc nóng thì thu được V lít (đktc) khí SO2. Giá trị của V là:
Câu 26:
Dung dịch của amino axit nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
Câu 27:
Kim loại Cr không tác dụng với:
Câu 28:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí G gồm 3 chất hữu cơ A, B, C (tỉ lệ thể tích tương ứng là 1 : 2 : 2) cần vừa đủ 24,64 lít O2 (đktc), sau phản ứng chỉ thu được 0,75 mol CO2 và 12,6 gam H2O. Tỉ khối của G so với H2 là 20,8. Gọi x, y, z lần lượt là tỉ khối của khí A, B, C so với H2 khi đó ta có hệ thức x – 1 = y = z + 1. Phần trăm theo khối lượng của B trong hỗn hợp G là:
Câu 29:
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại là:
Câu 30:
Thuỷ phân hoàn toàn 14,75 gam một este đa chức X trong dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi (đã được làm khô) chỉ gồm một ancol Y và phần rắn chứa 18,75 gam chất rắn khan. Phát biểu đúng về ancol Y là:
Câu 31:
Chất hữu cơ X tan trong nước tạo thành dung dịch. Dung dịch này được gọi là fomalin nếu nồng độ của X từ 37% đến 40%. Chất hữu cơ X là:
Câu 32:
Một loại nước thải trong phòng thí nghiệm hoá có chứa các ion kim loại nặng như: Cd2+, Fe3+, Hg2+. Có thể xử lý sơ bộ nước thải này bằng:
Câu 33:
Thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hoá học?
Câu 34:
Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện là 26 hạt. Nguyên tử X tạo ra ion Xn+ có cấu hình electron giống với khí hiếm Ne. Giá trị của n là:
Câu 35:
Phát biểu sai là:
Câu 36:
Thí nghiệm nào xảy ra phản ứng hoá học và sinh ra chất khí?
Câu 37:
Cho 1,36 gam hỗn hợp bột X gồm hai kim loại Mg và Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,0875M và Cu(NO3)2 0,0375M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Dung dịch Y có thể hoà tan tối đa 1,96 gam Fe. Số mol Fe trong hỗn hợp X là:
Câu 38:
X là chất hữu cơ không tác với Na. Thủy phân X trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một muối của α-amino axit (mạch cacbon không phân nhánh, chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl) và một ancol no đơn chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất X trong 100ml NaOH 1M rồi cô cạn, thu được 1,84g một ancol Y và 6,22g chất rắn khan Z. Đun nóng 1,84g ancol Y với H2SO4 đặc ở 170oC thu được 0,672 lít một olefin (đktc) với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được chất rắn khan R. Quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng. Khối lượng của chất rắn R là:
Câu 39:
Cho sơ đồ chuyển hóa (mỗi mũi tên là một phương trình hoá học): S —-> FeS —-> H2S —-> H2SO4 —> SO2 —-> S
Có thể có nhiều nhất bao nhiêu phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử trong sơ đồ trên?
Câu 40:
Dãy các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực trong phân tử là:
Câu 41:
Cho tetrapeptit X có công thức cấu tạo như sau:
H2NCH(CH3)CO-NHCH2CO-NHCH(COOH)CH2CH2CO-NHCH(CH3)COOH
Thuỷ phân hoàn toàn X thu được bao nhiêu loại α-amino axit?
Câu 42:
Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:
Đề thi thử đại học môn sinh
Vai trò của dung dịch NaCl là:
Câu 43:
Paracetamol hay acetaminophen là một thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên không như aspirin nó không hoặc ít có tác dụng chống viêm. Công thức cấu tạo của chất này như hình vẽ
Đề thi thử đại học môn hóa
Phân tử khối của chất này là
Câu 44:
Chất không tác dụng với dung dịch H3PO4 là:
Câu 45:
Cho cân bằng hoá học sau:
Fe2O3 (rắn) + 3CO (khí) ⇌ 2Fe (rắn) + 3CO2 (khí); ∆H > 0 Thực hiện các tác động sau:
(a) tăng áp suất của hệ; (b) nghiền nhỏ Fe2O3; (c) thêm Fe2O3 vào hệ; (d) tăng nhiệt độ của hệ.
Số tác động không ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên là:
Câu 46:
Thực hiện 4 thí nghiệm từ (I) đến (IV) như sau: Lần lượt cho vào mỗi dung dịch HCl có nồng độ khác nhau một viên kẽm (giả sử có kích thước, hình dạng như nhau, tất cả đều ngập trong dung dịch HCl):
(I) dung dịch HCl 1,0M;
(II) dung dịch HCl 2,5M;
(III) dung dịch HCl 4,0M;
(IV) dung dịch HCl 10,5% (D = 1,05 g/ml).
Thứ tự các thí nghiệm được sắp xếp theo chiều tăng dần tốc độ phản ứng là:
Câu 47:
Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH a mol/lít thì thu được dung dịch X. Cho từ từ và khuấy đều 150ml dung dịch HCl 1,0M vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư xuất hiện 15gam kết tủa. Gía trị của a là:
Câu 48:
Một loại nước cứng có chứa các ion với nồng độ tương ứng: Na+ (0,05 mol/lít); Mg2+ (0,03 mol/lít); Ca2+ (0,05 mol/lít); HCO3- (0,17 mol/lít); Cl-(0,04 mol/lít). Đun sôi nước để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được:
Câu 49:
Cho các polime sau: poliacrilonitrin; poli(metyl metacrylat); polibutađien; poli(vinyl clorua). Polime được dùng để chế tạo tơ là:
Câu 50:
X có vòng benzen và có công thức phân tử là C9H8O2. X tác dụng dễ dàng với dung dịch brom được chất Y có công thức phân tử C9H8O2Br2. Mặt khác, X tác dụng với NaHCO3 được muối Z có công thức phân tử là C9H7O2Na. Số hợp chất X thoã mãn các tính chất trên là:

Đáp án:

  1. C
  2. D
  3. C
  4. B
  5. D
  6. B
  7. D
  8. B
  9. A
  10. C
  11. D
  12. A
  13. D
  14. B
  15. C
  16. D
  17. A
  18. B
  19. B
  20. A
  21. D
  22. C
  23. D
  24. C
  25. A
  26. A
  27. A
  28. A
  29. A
  30. D
  31. B
  32. B
  33. C
  34. C
  35. C
  36. B
  37. D
  38. B
  39. C
  40. A
  41. C
  42. B
  43. A
  44. A
  45. C
  46. D
  47. D
  48. A
  49. B
  50. A

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha, Tây Ninh