Đề thi thử THPQ Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT chuyên Lam Sơn (Lần 1)
Đề thi thử môn Hóa năm 2016 THPT chuyên Lam Sơn (Lần 1)
Với mục tiêu giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và rèn luyện các dạng đề thi, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới Soanbai123.com xin giới thiệu bài test Đề thi thử THPQ Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT chuyên Lam Sơn (Lần 1). Hi vọng bài test này sẽ là tài liệu bổ ích giúp các bạn nâng cao kĩ năng làm bài và tránh được những thiếu sót thường gặp phải trong quá trình làm bài thi. Chúc các bạn học tốt!
Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Glucozơ.
B. Tinh bột.
C. Xenlunozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 2:
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4.
Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 15.
B. 27.
C. 16.
D. 14.
Câu 3:
Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được m gam Fe. Giá trị của m là:
A. 1,68 gam.
B. 2,52 gam.
C. 1,44 gam.
D. 3,36 gam.
Câu 4:
Đun 6,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 4,4 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:
A. 36,67%.
B. 20,75%.
C. 25,00%
D. 50,00%.
Đề thi thử môn Hóa năm 2016 THPT chuyên Lam Sơn (Lần 1)
Câu 5:
Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NH3
B. NH4NO3
C. HCl
D. H2O2
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 2,24.
Câu 7:
Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được:
A. CH3COOH
B. HCOOH.
C. CH3OH
D. CH3CH2OH
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Tinh bột.
B. Xenlulozơ.
C. Chất béo.
D. Protein.
Câu 9:
Cho các chất sau đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là?
A. CH3CHO
B. CH3CH2OH
C. CH3CH3
D. CH3COOH
Câu 10:
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?to
A. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
B. 2KNO3 –to–> 2KNO2 + O2
C. CaCO3 –to–> CaO + CO2.
D. 4FeCO3 + O2 –to–> 2Fe2O3 + 4CO2.
Câu 11:
Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 3,2.
B. 4,8.
C. 6,8.
D. 5,2.
Đề thi thử môn Hóa năm 2016 THPT chuyên Lam Sơn (Lần 1)
Câu 12:
Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là:
A. Cu2+
B. Zn2+
C. Ca2+
D. Ag+
Câu 13:
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Na.
B. Be.
C. K.
D. Ba.
Câu 14:
Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?
A. Ag.
B. Zn.
C. NaOH.
D. CaCO3.
Câu 15:
Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 20,25 gam.
B. 19,45 gam.
C. 8,4 gam.
D. 19,05 gam.
Câu 16:
Oxit thuộc loại oxit axit là:
A. CaO
B. Cr2O3
C. Na2O.
D. MgO.
Câu 17:
Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là:
A. C2H2.
B. CH4.
C. C6H6.
D. C2H4.
Câu 18:
Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam Cu bằng dung dịch HNO3 dư, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá trị của x là:
A. 0,25.
B. 0,15.
C. 0,2.
D. 0,10.
Câu 19:
Dung dịch muối không phản ứng với Fe là:
A. CuSO4
B. AgNO3
C. FeCl3
D. MgCl2
Câu 20:
Chất béo là trieste của axit béo với:
A. etylen glicol
B. glixerol
C. ancol etylic
D. ancol metylic
Câu 21:
Hidrocacbon X ở thể khí trong điều kiện thường. Cho X lội từ từ qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng 2,6 gam và có 0,15 mol Br2 phản ứng. Tên gọi của X là gì?
A. Vinyl axetilen
B. Butilen
C. Etilen
D. Axetilen
Câu 22:
Khi làm thí nghiệm H2SO4 đặc, nóng, thường sinh ra khí SO2. Để loại bỏ khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch:
A. Giấm ăn
B. Muối ăn
C. Xút
D. Cồn
Câu 23:
Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Mg, Al trong công nghiệp là:
A. Thủy luyện
B. Điện phân nóng chảy
C. Điện phân dung dịch
D. Nhiệt luyện
Câu 24:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau:
Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh:
A. Tính tan nhiều trong nước của NH3.
B. Tính tan nhiều trong nước của HCl.
C. Tính axit của HCl.
D. Tính bazơ của NH3.
Câu 25:
Chất nào sau đây thuộc loại ancol bậc một?
A. (CH3)3COH
B. CH3CH(OH)CH2CH3
C. CH3CH(OH)CH3
D. CH3CH2OH
Câu 26:
Để phân biệt 2 dung dịch Fe(NO3)2 và FeCl2 người ta dùng dung dịch:
A. HCl
B. NaCl
C. NaOH
D. NaNO3
Câu 27:
Tơ Lapsan hay Poli (etylen terephalat) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng axit teraphtalic với chất nào sau đây?
A. Etylen glicol
B. Ancol etylic
C. Etilen
D. Glixerol
Câu 28:
Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. SO2
B. H2S
C. H2SO4
D. Na2SO4
Câu 29:
Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng:
A. Trùng ngưng
B. Xà phòng hóa
C. Thủy phân
D. Trùng hợp
Câu 30:
Cho 0,3 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
A. Ba
B. Ca
C. Mg
D. Sr
Câu 31:
Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại:
A. Mg
B. Na
C. Cu
D. Al
Câu 32:
α- amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 53,4 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chức 75,3 gam muối. Công thức của X là:
A. H2N – CH2 – COOH
B. H2N – [CH2]3 – COOH
C. H2N – CH(CH3) – COOH
D. H2N – [CH2]2 – COOH
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là:
A. 2,80
B. 2,24
C. 0,56
D. 1,12
Câu 34:
Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 7,36.
B. 8,61.
C. 10,23.
D. 9,15.
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Công nghiệp silicat gồm ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng từ các hợp chất thiên nhiên của silic và các hóa chất khác.
B. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.
C. Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc trong lò điện đế sản xuất phân lân nung chảy.
D. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất diệt nấm mốc.
Câu 36:
Chọn phát biểu sai?
A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
B. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
C. Al bền trong không khí vì có lớp Al2O3 bảo vệ.
D. Sắt có trong hemoglobin của máu.
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O .
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 38:
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(b) Cho CaO vào H2O.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.
(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 39:
Hòa tan m gam Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) có tỉ khối của X so với H2 là 6,2 gồm N2 và H2, dung dịch Y và 2 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị m là:
A. 4,68.
B. 5,48.
C. 5,08.
D. 6,68.
Câu 40:
Cho 47,4 gam phèn nhôm – Kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước thu được dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 42,75 gam.
B. 54,4 gam.
C. 73,2 gam.
D. 45,6 gam.
Câu 41:
Cho x gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau:
Giá trị của X là:
A. 32,4.
B. 27,0.
C. 20,25.
D. 26,1.
Câu 42:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 43:
Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hidro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí
Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V là:
A. 13,44 lít.
B. 8,96 lít.
C. 11,2 lít.
D. 5,6 lít.
Câu 44:
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong 250,0 ml dung dịch H2SO4 3,6M (đặc, dư, đun nóng) thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 5,60.
B. 6,72.
C. 3,36.
D. 4,48.
Câu 45:
Hidrat hóa hỗn hợp etilen và propilen có tỉ lệ mol 1 : 3 khi có mặt axit H2SO4 loãng thu được hỗn hợp ancol X. Lấy m gam hỗn hợp ancol X cho tác dụng hết với Na thấy bay ra 448 ml khí (đktc). Oxi hóa m gam hỗn hợp ancol X bằng O2 không khí ở nhiệt độ cao và có Cu xúc tác được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 2,808 gam bạc kim loại. Phần trăm số mol propan – 1 – ol trong hỗn hợp là:
A. 25%.
B. 12,5%.
C. 7,5%.
D. 75%.
Câu 46:
Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm Hidro (0,195 mol), axetilen (0,150 mol), vinyl axetilen (0,12 mol) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với hidro bằng 19,5. Khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:
A. 55,2.
B. 52,5.
C. 27,6.
D. 82,8.
Câu 47:
Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là:
A. 5,04 gam.
B. 4,68 gam.
C. 5,80 gam.
D. 5,44 gam.
Câu 48:
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thích hợp:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(b) Sục khí F2 vào nước.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch NaOH đặc.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.
(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.
Số thí nghiệm sinh ra đơn chất là:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 49:
Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3 : 2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là:
A. 40,69 %.
B. 20,20 %.
C. 12,20%.
D. 13,56 %.
Câu 50:
Một hỗn hợp Y gồm 2 este A, B (MA < MB). Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp Y với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu đốt cháy 15,7 gam hỗn hợp Y cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 (đktc), thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Thành phần % khối lượng của A trong hỗn hợp Y là: